Chăm sóc phần da tiếp xúc với tã lót như thế nào?
>> Đọc thêm:Bạn muốn mua ghế ăn cho bé?
Sau khi lấy tã lót bị ướt đi rồi, cần phải lau phần da ẩm nước tiểu bằng một khăn bông hoặc một miếng gạc nhúng nước nóng cho sạch. Nếu tã lót bị dây bẩn phân, cũng phải rửa bé bằng xà phòng. Thấm khô da rắc phấn vào các nếp gấp.
Khi nào cần thay tã lót?
Trước hoặc sau các bữa bú hoặc mỗi khi bé đái ướt tã lót. Tuy nhiên không nên phá giấc ngủ (ban ngày hoặc ban đêm) của bé, hãy đợi cho bé thức giấc. Tã lót dây bẩn phân cần phải được thay thật sớm sau khi bé ị.
Tại sao đít bé bị kích động?
Tã lót bẩn dây phân nước tiểu tiếp xúc lâu với da sẽ gây kích động đít bé. Nguyên nhân thứ hai hay gặp là tã lót giặt không kĩ.
Vì đâu mọc rôm sẩy? Xử trí như thế nào?
Rôm sẩy là do viêm các tuyến mồ hôi gây ra, trong đó còn có vai trò của liên cầu khuẩn là một vi khuẩn thường cư trú ở da. Trên da bé, hình thành những nốt phỏng nhỏ, đau rát, nhiều khi dày đặc tới mức hội tụ lại thành từng đám. Hiện tượng này xảy ra khi thời tiết đặc biệt oi bức và bé ra nhiều mồ hôi.
Cách phòng và trị rôm sẩy như sau: năng tắm rửa bằng nước mát cho bé. Tích cực chống nóng cho bé tùy theo khả năng và phương tiện cho phép. Khi trời quá nóng, nên bộc lộ da bé ở mức tối đa để dễ tỏa nhiệt. Có nhiều loại phấn rôm bán trên thị trường: thứ nào có chứ kẽm oxyt mới thật sự có hiệu lực.
Khi nào phải cắt móng tay, móng chân bé?
Thường thường cứ 5-7 ngày lại cắt móng tay, móng chân bé một lần. Móng tay cần được cắt tròn và rũa nhẵn để tránh bé khỏi cào xước da.
Chăm sóc rốn
Có cần đặc biệt chăm sóc rốn không?
Sau khi tắm, lấy bông thấm khô rốn bé để tránh kích động hoặc nhiễm trùng. Khi rốn lồi, bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thường dùng băng dính dán lại để phòng thoát vị rốn. Mẹ cứ giữ băng dính như vậy, việc bóc băng dính là do y tế thực hiện.
Khi nào bỏ băng quấn rốn?
Khi rốn đã hoàn toàn thành sẹo.
Lây nhiễm
Người thân thuộc có thể sờ mó, ẵm bé được không?
Không có lý nào để ngăn cấm việc này nếu như người thân thuộc khỏe mạnh, không ho, không hắt hơi, sổ mũi. Nhưng nói chung không nên ẵm bé nhiều.
Có nên “thơm” tay hay mặt bé không?
Tuyệt đối không bao giờ được hôn hít một hài nhi sơ sinh, dù ở mặt hay ở tay.

Theo chambegioi.com