Chúng thường có thể chỉ vì một chuyện nhỏ mà phấn chấn, kích động, hoặc tức giận, cãi nhau thậm chí là đánh nhau, có lúc còn chuyển theo hướng tiêu cực, trở nên đau khổ, tuyệt vọng.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Tình cảm là một loại thể nghiệm nội tâm được sản sinh khi nhu cầu của con người được thoả mãn hay không. Tình cảm là một loại hứng thú tương đối cao cấp, phức tạp, nó liên quan đến nhu cầu của xã hội. So sánh với sự hứng thú thì thời gian diễn ra của tình cảm dài hơn, và không được biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài.
Tình cảm của trẻ ở độ tuổi thiếu niên rất dễ thay đổi.
Trẻ ở độ tuổi thiếu niên rất dễ xúc động. Chúng thường có thể chỉ vì một chuyện nhỏ mà phấn chấn, kích động, hoặc tức giận, cãi nhau thậm chí là đánh nhau, có lúc còn chuyển theo hướng tiêu cực, trở nên đau khổ, tuyệt vọng. Trẻ có thể vì lỗi của mình mà hối hận không dứt, cũng có thể vì một chút thành công nhỏ mà trở nên kiêu căng, tự phụ.
Sự hứng thú ở trẻ vào độ tuổi thiếu niên thuờng kéo dài hơn so với trẻ nhỏ. Những biểu hiện như vui buồn thất thường, hết khóc lại cười thường ít thấy ở trẻ tuổi thiếu niên. Trẻ ở độ tuổi này đã xuất hiện nhiều hơn dạng “tâm sự”, những tâm sự này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, có lúc lại tự nhiên vui vẻ. Đôi khi đang vui vẻ, các em lại đột nhiên ưu tư, trầm mặc, mấy ngày liền không quan tâm, để ý gì.
Sự hứng thú của trẻ không phải lúc nào cũng được thể hiện ra bên ngoài. Trẻ ở tuổi thiếu niên đã có thể dần dần chi phối được tình cảm của mình, biểu hiện ở những tư tưởng và thái độ che dấu, quanh co.
Hình thức và nội dung trong tình cảm, sự hứng thú của trẻ ở tuổi thiếu niên càng phong phú đa dạng. Sở thích của trẻ rất rộng, trẻ thường rất dễ vì những thành công và thất bại trong học tập, tình bạn mà vui sướng hoặc đau khổ, hơn nữa lại ngày càng phức tạp. Trẻ có những tình cảm của sự thành công nhưng cũng có những tình cảm tiêu cực của sự ghen ghét, đố kỵ, tức giận… Càng lớn lên, thêm mỗi một tuổi thì sự tiếp xúc của trẻ với xã hội càng tăng, dần dần tạo ra những tình cảm mang tính xã hội, và cũng do đó mà tạo ra những tình cảm đạo đức, tình cảm với cái đẹp và tình cảm của lý tưởng.
Khoảng cách thích hợp giữa bàn học và ghế.
Việc tạo ra cho trẻ thói quen về tư thế khi ngồi học, đảm bạo độ cong hợp lý của xương sống và phòng ngừa cận thị đều có quan hệ mật thiết với khoảng cách giữ bàn học và ghế ngồi của trẻ.

Theo chambegioi.com