Theo http://newlife.com.vn Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Người mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con.
Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất. Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế. Khi bé lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh
Với trẻ bắt đầu tập nói, môi trường xung quanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập phản xạ nói. Cha mẹ nên nói chuyện với bé nhiều hơn để làm quen và tiếp xúc với ngôn ngữ
Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.

Hãy chỉ cho bé một vài thứ, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn, hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”…
Ở thời kỳ đầu, các bác sỹ http://bacsi365.vn khuyên bé “trò chuyện” bằng cách chỉ trỏ, kêu u oa, khóc hay quẫy đạp. Từ 9 đến 14 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát âm những từ đầu tiên. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ thông thường của bé có thể tóm tắt như sau:
Dù chưa hiểu bé diễn đạt gì, bạn vẫn có thể tham gia vào "cuộc hội thoại" với tất cả niềm vui và sự hào hứng của bé. Đáp lại những âm thanh ngọt ngào và tiếng trọ trẹ dễ thương ấy bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu, nói chuyện…Bé sẽ bắt đầu hiểu là bố mẹ lưu tâm mình