Nhìn lại vụ cháy quán karaoke ở Hà Nội vừa qua khiến 13 người chết, dư luận bỗng giật mình khi nhìn lại công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của hàng loạt các quán bar, beer club tại TP.HCM. “Bà hỏa” vẫn đang rình rập và tính mạng bao nhiêu con người vẫn đang được treo “lơ lửng” trên các tòa nhà.

Hàng trăm con người nhảy múa bên trong những quán bar, beer club trên các tòa nhà cao tầng, mà không hề hay biết chính mình đang tự đi tìm chỗ chết. Hầu như tất cả quán bar, beer club nói trên đều không có lối thoát hiểm, họa chăng nếu có cũng chỉ để… “cho vui”. Hãy thử tưởng tượng, khi xảy ra cháy nổ hoặc một sự cố ngoài ý muốn, hàng trăm con người này sẽ thoát đi bằng cách nào?

Đâu rồi, lối thoát hiểm?

Năm 2016, thời điểm người Việt Nam từ Bắc chí Nam đã không khỏi bàng hoàng khi những vụ cháy lớn liên tục xảy ra, cướp đi sinh mạng rất nhiều người và nỗi đau tột cùng cho những người ở lại, mà vụ cháy quán karaoke làm 13 người chết là một điển hình. Sau sự kiện đó, ngành chức năng và các cơ quan báo chí đã vào cuộc, đấu tranh nhằm loại trừ những địa điểm vui chơi, khu tập trung đông người có nguy cơ cháy nổ rình rập. Đã có hàng loạt đơn vị bị xử phạt nghiêm trọng vì không bảo đảm điều kiện an toàn PCCC. Thế nhưng đến nay, tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Tag: phong karaoke vip

Sau thời gian dài thâm nhập các quán bar và beer club trên địa bàn TP.HCM, nhóm phóng viên điều tra (PV) Báo Người Tiêu Dùng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp quán bar, beer club trên các tòa nhà cao tầng, kể cả thấp tầng, đều không bố trí lối thoát hiểm đề phòng khi có sự cố xảy ra, một số ít có lối thoát hiểm nhưng lại thiết kế sai quy định hoặc không có tác dụng, không sử dụng được…

Penthouse club, nằm trên tầng 11 tòa nhà số 208, Nguyễn Trãi, Q.1 là một ví dụ. Đây là một cao ốc văn phòng, các tầng phía dưới hầu hết được sử dụng để làm việc. Trong khi đó, tầng 11 có dấu hiệu của việc sửa chữa từ tầng thượng của tòa nhà để làm thành một quán bar. Việc di chuyển lên quán bar toàn bộ được sử dụng bằng thang máy, tại khu vực cuối dãy thang máy ở tầng 11, có thiết kế 1 cầu thang bộ nhỏ, nếu không để ý sẽ rất khó thấy. Đây được xem là lối thoát hiểm duy nhất, nếu xảy ra sự cố ở tầng 11.

Tại Penthouse, không khí hết sức ngột ngạt, bởi dày đặc mùi khói thuốc và bia rượu, các bàn tại sàn đông kín người. Ngoài những bàn đèn shisha, nhiều dân chơi còn phì phèo đốt thuốc lá hút cho vui miệng. Khắp nơi ở đây la liệt những đầu lọc thuốc lá. Trong khi đó, khu ghế salon và dưới chân lại là những tấm mành treo bằng vải, mặc dù có gạt tàn thuốc lá nhưng nhiều người không bỏ vào mà tiện đâu thì vứt đó. Điều này có nguy cơ dẫn đến cháy nổ.

Nhân viên lễ tân của quán bar này cho hay, vào ngày cuối tuần, có lúc quán bar chứa hơn 300 khách. Thử hỏi nếu xảy ra sự cố cháy nổ, hoặc một tai nạn ngoài ý muốn nào đó, sẽ có bao nhiêu trong tổng số hơn 300 con người đang nhảy múa trên sàn chạy thoát được vào cầu thang bộ? Đó là chưa tính đến chuyện về nguyên tắc, lối thoát hiểm không được nằm trong tòa nhà, trong khi đó, lối thoát hiểm của Penthouse club lại nằm gọn trong tòa nhà.

Giống như Penthouse club, beer club Vuvuzela, nằm trên tầng 8, tòa nhà Zen plaza (số 54-56 Nguyễn Trãi, Q.1) cũng là một địa điểm vui chơi, được cải tiến từ tầng thượng của tòa nhà. Beer club này được thiết kế rất sang trọng, có lối thoát hiểm hẳn hoi. Nhưng lối thoát hiểm cũng vẫn nằm trong tòa nhà. Tag: phong karaoke co dien

Đáng nói hơn, khi PV hỏi nhân viên tạp vụ, lối thoát hiểm ở đâu? Người này lại chỉ thẳng vào chỗ một cái cửa đóng kính. PV lại hỏi lối thoát hiểm sao lại khóa cửa, rất nhanh chóng người này đáp: “Toàn khóa thôi à!”. Như vậy, có lối thoát hiểm mà không cho sử dụng, khi xảy ra sự cố phải chờ mở khóa rồi mới thoát được?

Không chỉ nhân viên của quán chủ quan, ngay cả một số khách cũng chưa có ý thức trong phòng ngừa cháy nổ. Một vị khách đang hút dở điếu thuốc nói: “Trước giờ ở đây chưa xảy ra vụ cháy quán lần nào nên tôi không lo lắng lắm, dù biết một số quán chưa làm tốt việc PCCC”.


Biến chung cư, rạp chiếu bóng thành bar

Khác với 2 địa điểm nói trên, Lasvegas beer club (số 212 Nguyễn Trãi, Q.1) và New DC club (số 148 Cống Quỳnh, Q.1) không nằm trên những tòa nhà cao tầng, mà được thiết kế thấp tầng nhưng cũng chẳng có lối thoát hiểm nào từ phía trong. Cả 2 chỉ có duy nhất một lối ra vào, mặc dù bên trong có sức chứa hàng trăm người cùng lúc. Khi PV hỏi nhân viên, ở đây có lối thoát hiểm nào không, thì họ trả lời rất đơn giản: “Chỉ có một đường ra vào duy nhất!”.

Đáng nói hơn, cả 2 địa điểm nói trên đều không theo thiết kế chuyên dùng của một quán bar, beer club, mà là được cải tạo từ những tòa nhà có mục đích sử dụng khác nhau và đã rất cũ. Trong khi Lasvegas beer club được cải tạo từ một rạp chiếu bóng rất xưa, thì New DC club nằm trên nền một chung cư cũ nát, vẫn còn người ở.

Chúng tôi có mặt tại quán bar số 5 đường Lý Tự Trọng, Q.1 vào lúc 0h30, đây là giờ cao điểm dân chơi tập trung đến. Theo lời quảng cáo, thì đây là địa điểm khá ấn tượng với âm nhạc đẳng cấp và phong cách nội thất độc nhất trong thiết kế. Bar này có diện tích nhỏ nhưng đồ nội thất bao gồm bàn, ghế, diện tích sàn lầu 1, 1/2 diện tích sàn trệt, cầu thang, trần bar được thiết kế toàn bộ bằng gỗ, ván ép và nệm mút, các góc tường của bar được trang trí thêm những tấm mành treo bằng vải dày, được đặt ngay dãy bàn salon. Với thiết kế bằng những vật liệu dễ cháy như vậy, khi xảy ra hỏa hoạn thì lửa rất dễ lan nhanh. Tag: Karaoke hien dai


Anh Hùng, người chuyên thiết kế thực hiện âm thanh, ánh sáng cho nhiều quán bar, vũ trường ở TP.HCM cho biết, thiết kế của những nơi này hầu như ở dạng hình hộp, để âm thanh không lọt được ra ngoài thì quán phải có hệ thống cách âm thật kín nên không khí bên trong bar luôn nóng và ngột ngạt. Chủ quán phải cho dùng nhiều máy lạnh công suất cao thì mới có thể làm mát được không khí bên trong… Bên cạnh đó, hệ thống đèn điện cũng được sử dụng hết công suất mỗi đêm, một số bar còn cuốn chung đường điện chiếu sáng với đường dây thoát hơi lạnh nên khi một dây điện chập cháy, hoặc dây tổng quá tải, thì sẽ kéo theo cả hệ thống điện chập cháy hàng loạt.

Để cách âm, các cơ sở đều dùng những vật liệu dễ cháy như: Mút, xốp, cao su non, bông thủy tinh. Tình trạng khách thắp nến tổ chức sinh nhật, hút thuốc lá diễn ra phổ biến. Đây chính là những nguy cơ đe dọa cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy cơ cháy, nổ thì luôn rình rập, nhưng cả chủ quán lẫn khách hàng đều rất thờ ơ với công tác PCCC. Nhiều cơ sở còn có tình trạng các bình chữa cháy hết hạn sử dụng, hay để các đồ vật chèn lên phương tiện chữa cháy, che khuất nội quy, tiêu lệnh chữa cháy. Chính vì vậy mà việc nâng cao ý thức và kiến thức về PCCC cho các chủ quán bar, beer club là hết sức cần thiết.

Beer club (số 54-56 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) nằm ở tầng cao nhất của tòa nhà chỉ có 1 lối thoát duy nhất bằng thang bộ nhưng lại khóa cứng.

Nguồn: nguoitieudung.com.vn/tu-diem-an-choi-va-hiem-hoa-khong-loi-thoat-ky-1-nhung-quan-bar-treo-lo-lung-tinh-mang-khach-hang-d54432.html