Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, quy định khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo “Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;”.
Trong trường hợp này khi muốn giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập được đầy đủ các căn cứ để xác định người đó có các hành vi đang chuẩn bị thực hiện tội phạm và điều quan trọng là tội đó phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 14 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội trong trường hợp có đủ cơ sở để khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên cần giữ ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi chuẩn bị phạm tội này mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa rất nghiêm trọng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hết sức cấp bách, cần ngăn chặn ngay, không để tội phạm xảy ra.
Xem thêm: Luật sư giỏi tranh tụng tại Hà Nội
Theo đó, quy định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tiến hành 03 hoạt động:
- Lấy lời khai ngay người bị giữ;
- Ra quyết định tạm giữ;
- Ra lệnh bắt người bị giữ và gửi ngay cho Viện kiểm sát kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn hoặc trả tự do cho người bị giữ.
Mục đích chính của biện pháp “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng” là kịp thời ngăn chặn việc họ có thể gây ra các hậu quả nguy hại rất lớn cho xã hội.
Đặc biệt ở các tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội như: Tội Hiếp dâm; Mua bán người; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người; Cướp giật tài sản; Mua bán trái phép chất ma túy; Tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và các tội phạm tham nhũng... để có thể kịp thời ngăn chặn trước khi họ gây ra hậu quả cho xã hội, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nếu bạn cần được sự hỗ trợ của Luật Sư TGS, bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 1900.8698