Vụ đông ở miền Bắc được bắt đầu từ thượng tuần tháng 9 dương lịch và kết thúc tháng 2 năm sau.

Tần suất vụ đông lạnh chiếm ưu thế, số giờ nắng trung bình trong ngày thấp, thậm chí nhiều ngày âm u làm cho cây trồng gặp khó khăn hiệu suất quang hợp thấp ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nông sản, đặc biệt là nhóm cây ưa ấm.

Cây vụ đông cần dinh dưỡng như thế nào?

Về đất đai hầu hết trên đất sau thu hoạch lúc vụ mùa, đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất cạn kiệt do cây trồng vụ trước lấy đi đồng thời để lại gốc rạ tươi khi phân hủy làm tăng độ chua cho đất ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ của cây trồng vụ đông. Tag: may suc khi


Cây trồng chính vụ đông gồm hai nhóm cây: Nhóm cây ưa ấm như ngô, khoai lang, đậu tương; nhóm cây ưa lạnh gồm khoai tây, bắp cải, su hào, súp lơ, hành tỏi... cây ưa ấm thời vụ trồng càng sớm càng tốt, thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9 kết thúc đầu tháng 10 còn lại là thời vụ của nhóm cây ưa lạnh từ đầu tháng 10 trở đi.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy để đạt năng suất cao, chất lượng nông sản tốt cần cung cấp cho cây trồng vụ đông đầy đủ, cân đối, đúng giai đoạn sinh trưởng các loại chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N); lân (P2O5); Kali (K2O5), các chất dinh dưỡng trung lượng Magie (MgO); Canxi (CaO), Silic (SiO2) và các chất vi lượng kẽm (Zn); Bo (B); sắt (Fe); đồng (Cu); mangan (Mn)... Tuy nhiên trong thực tiễn việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế.

Sử dụng phân bón đơn không cân đối, lạm dụng phân đạm hoặc phân tổng hợp NPK thông thường, thiếu hầu hết chất vôi (CaO) đất không được khử chua, điều chỉnh độ pH cho cây ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ. Tag: máy sục khí ao tôm

Thiếu Magie (MgO) ảnh hưởng lớn đến sự quang hợp tổng hợp dinh dưỡng của cây, thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng đến lưu hóa luân chuyển nhựa trong cây, hạn chế tổng hợp các men, cây yếu, ngoài ra còn thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng kẽm, Bo, đồng, mangan, Coban, ảnh hưởng đến sự tổng hợp hình thành các loại vitamin trong sản phẩm, giảm chất lượng nông sản.

Bón phân đơn, bón phân NPK thông thường lâu dài dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, thiếu Canxi, Magie, Silic cùng các chất vi lượng trầm trọng.

Rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn cho thấy: Khi cung cấp loại phân bón cân đối, đầy đủ tất cả 13 loại chất dinh dưỡng cho cây trồng vụ đông thì cây khỏe, ít sâu bệnh, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, cho năng suất và chất lượng cao. Một trong những loại phân đứng đầu hiện nay tốt cho cây trồng vụ đông là phân bón Văn Điển.

Phân bón Văn Điển cho cây vụ đông

Chúng tôi xin giới thiệu tới bà con nông dân một số sản phẩm và cách sử dụng phân bón đa yếu tố Văn Điển cho đồng đất, cây trồng vụ đông tại miền Bắc hiện nay là phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển.

Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 16% lân hữu hiệu, 30% vôi, 15% Magie, 24% Silic và 6 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng xác định Bo, sắt, mangan, đồng, Coban, Molepden.

Phân lân nung chảy Văn Điển có pH = 8, tan hoàn toàn trong dung dịch chua của cây tiết ra, không bị rửa trôi, cây ăn đến đâu thì hấp thụ đến đó, chưa ăn hết thì phân lưu lại trong đất cho vụ sau. Tag: máy tạo oxy ao tôm

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, có nhiều dòng sản phẩm cho cây vụ đông, xin giới thiệu một số dòng chính: Đa yếu tố NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: 5% N + 10% P2O5 + 3% K2O + 15% CaO + 9% MgO + 2% S + 14%SiO2+ vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu... tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ 58%, được khuyến cáo bón lót trước khi trồng cây con hoặc tra hạt (ngô) lượng bón từ 400 - 450 kg/ha.

Khi bón đa yếu tố NPK 5.10.3 vùi sâu vào lớp đất dưới giúp cho rễ cây ăn sâu, cây tốt bền, ít rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng suốt cả vụ.

- Phân bón đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: 12% N + 5% P2O5 + 10% K2O + 5% CaO + 2% MgO + 11% S + 4% SiO2 + vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu... tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ 49%, chuyên dùng bón thúc.

- Phân bón đa yếu tố NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: 13% N + 3% P2O5 + 10% K2O + 1% CaO + 5% MgO + 7% S + 4% SiO2 + vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu... tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ 43%, chuyên dùng bón thúc.

- Phân bón đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: 12% N + 8% P2O5 + 12% K2O + 8% CaO + 6% MgO + 6% S + 9% SiO2 + vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu... tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ 61%, đây cũng là loại phân bón thúc.

Ba loại phân bón thúc đều tan nhanh, mỗi hạt phân đều chứa đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng bà con nông dân có thể sử dụng một trong ba loại để bón thúc cho cây trồng vụ đông: Đối với cây ngô lượng bón 600 -700kg/ha chia bón 2/3 khi cây có 6 - 7 lá, còn lại 1/3 bón khi cây ngô xoáy nõn, rải phân xong phủ lớp đất mỏng hoặc rải phấn xong tưới cho phân tan ngấm đất cây hấp thụ.

Đối với cây khoai tây được khuyến cáo bón 600 - 650 kg/ha chia bón 2 đợt. Đợt 1: bón 2/3 khi khi cây khoai cao 15 - 20cm (sau trồng 20 - 25 ngày). Đợt 2: bón 1/3 phân còn lại sau trồng 40 - 45 ngày. Các đợt bón cần kết hợp vun luống và tưới nước giữ ẩm đất cho cây hấp thụ phân bón tốt.

Với cây ớt, lượng bón từ 650 - 700 kg/ha chia bón 2/3 khi cây ớt phân cành, còn lại 1/3 bón khi cây bắt đầu ra hoa, quả non và cứ sau mỗi đợt thu quả thì bón bổ xung 270 - 300 kg/ha để lấy lứa quả tiếp theo.

Đối với bắp cải, lượng bón từ 450 - 500 kg/ha chia bón vào các giai: Cây rải lá bón 2/3, cây bắt đầu cuốn bắp bón 1/3.

Đối với cây su hào, lượng bón 400 - 500 kg/ha chia bón các giai đoạn: Sau hồi xanh bón 1/3 lượng phân, bắt đầu phình củ bón 2/3 lượng hân, có thể bón vùi kết hợp xới xáo hoặc hoà loãng với nước để tưới.

Nguồn: nongnghiep.vn/cach-su-dung-phan-bon-van-dien-cho-cay-vu-dong-post229306.html