Ngày nay, tiêm không còn xa lạ gì trong việc phòng và chữa bệnh. Nhưng thật không may, chính phương pháp trị bệnh được nhiều người tin tưởng lại có thể dẫn đến các tai biến tiêm dưới da cũng như các tác dụng phụ dưới da quan trọng cần phải để ý đến.Ngày nay, tiêm không còn xa lạ gì trong việc phòng và chữa bệnh. Nhưng thật không may, chính phương pháp trị bệnh được nhiều người tin tưởng lại có thể dẫn đến các tai biến tiêm dưới da cũng như các tác dụng phụ dưới da quan trọng cần phải để ý đến.

Thường thì phương pháp tiêm dưới da được dung nạp tốt, phần lớn bệnh nhân không xảy ra biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, một lượng nhỏ bệnh nhân gặp phải những vấn đề như là: sốc phản vệ, nổi hạch, sưng đỏ chỗ tiêm, thậm chí là tử vong.

1, Tiêm dưới da là gì?

Tiêm dưới da là là đưa 1 lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da

2, Vùng tiêm

Chi trên: Cơ đenta,cơ tam đầu cánh tay

Chi dưới : Cơ tứ đầu đùi (mặt trước,ngoài)

Vùng da bụng

3, Tai biến khi tiêm dưới da

3.1.Tai biến do vô khuẩn không tốt

Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm dẫn tới bệnh nhân bị nhiễm khuẩn,

Áp xe tại chỗ: chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không.

Xử trí: chườm nóng, dùng kháng sinh trong trường hợp thuốc tiêm không phải là thuốc kháng sinh.

Chích áp xe khi áp xe đã mềm hóa mủ rõ.

Lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus B, C, HIV, các bệnh lây truyền theo đường máu, da và niêm mạc.

Do vô khuẩn không tốt, không đảm bảo nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn, thực hành kỹ thuật không đúng quy định.

Đọc thêm:

10 CÁCH xử trí thông minh để không còn lo lắng tai biến khi truyền dịch


3.2. Tai biến thường gặp

Gẫy kim, quằn kim do bệnh nhân giãy giụa mạnh hoặc do tiêm không đúng kỹ thuật. Vì vậy không tiêm ngập đốc kim, khi kim gẫy có thể rút ra được.

Bệnh nhân bị sốc: do bơm thuốc quá nhanh hoặc bệnh nhân quá sợ hãi, bệnh nhân bị đau không chịu được.

Thực hiện nguyên tắc khi tiêm hai nhanh một chậm (đâm kim và rút kim nhanh, bơm thuốc chậm), trước khi tiêm phải tiếp xúc, giải thích để bệnh nhân yên tâm, tránh sợ hãi, lo lắng…

3.3. Các tai biến do thuốc

Bệnh nhân đau, áp xe vô khuẩn: do thuốc tiêm vào không hấp thụ được hoặc hấp thụ rất chậm.

Phát hiện: chỗ tiêm sưng, nóng, đỏ.

Xử trí: chườm nóng, chích áp xe nếu cần.

Gây mảng mục ở trẻ em sau khi tiêm insulin, bismut, quinin, các chất dầu, các hormon, các dung dịch iod.

Sốc phản vệ: do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

4, Nguyên nhan dẫn đến tai biến tiêm dưới da

Bị tai biến sau khi tiêm dưới da thường do nhiều nguyên nhân:

Có thể vì nhân viên y tế tiêm sai vị trí, chích không đúng liều lượng, bảo quản vắc-xin không đúng, do trẻ đang mắc bệnh, hay đơn giản vì tâm lý sợ kim tiêm nên dẫn đến trẻ bị ngất xỉu, chóng mặt, nhức đầu, tê quanh mũi (chủ yếu trẻ trên năm tuổi đã biết cảm giác sợ đau).

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không tìm ra nguyên nhân cụ thể do cơ địa của người bệnh.

5, Làm gì để phòng tránh tai biến khi tiêm dưới da

Tai biến khi tiêm dưới da có thể diễn ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh tai biến:

Đối với người bệnh

Nếu có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.

Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.

Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.

Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.