Rối loạn mỡ máu (tiếng Anh: Dyslipidemia) là tên gọi một số bệnh do xáo trộn các chất mỡ trong máu: hoặc quá nhiều hoặc quá ít các chất lipoprotein. Bệnh thường biểu hiện qua độ tăng cholesterol, tăng loại lipoprotein "xấu" (LDL), tăng loại triglyceride hoặc thiếu loại lipoprotein "tốt" (HDL).

Điều trị

Để điều trị chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu, cần phải điều hòa cholesterol trong máu. Điều này được thực hiện chủ yếu bởi sự thay đổi trong lối sống như thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng hoạt động thể chất. Tuy nhiên thay đổi lối sống vẫn không đủ để giảm cholesterol trong máu mà cần kết hợp thêm dược phẩm. Thuốc chống rối loạn chuyển hóa lipid máu thường có một hoặc nhiều các thành phần sau đây:

Statin là enzyme tổng hợp ức chế cholesteron

Fibrate
Axit Nicotinic
Anion
Β-sitosterol
GDL-5

Chúng ta phân biệt 3 nhóm tăng mỡ máu:

Tăng cholesterol: chỉ có mức độ cholesterol được tăng lên, các mức lipid máu khác là bình thường. Đối với điều trị, hầu như tất cả các loại tác nhân hạ lipid máu được sử dụng.

Lipid máu hỗn hợp: cả hai cholesterol và các triglyceride đều tăng, các liệu pháp thường được sử dụng là statin và/hoặc fibrate.

Tăng triglyceride máu: chỉ có các chất béo trung tính bị tăng lên, các mức lipid máu khác bình thường. Các bác sĩ điều trị sử dụng chủ yếu là axit nicotinic và/hoặc fibrate.

Mục tiêu điều trị ở bệnh nhân tăng Triglycerid:

- Nồng độ Triglycerid trong máu Từ:1,695 – 2,249 mmol/L. Mục tiêu điều trị chính vẫn là giảm LDL-C (theo chỉ số LDL-C trong máu)

- Từ: 2,26 – 5,639 mmol/L Điều trị làm giảm LDL-C bằng Statin hoặc kết hợp thêm Nicotinic acid hoặc thêm Fenofibrat một cách thận trọng

- Nồng độ trong máu ≥ 5,56 mmol/L Cần điều trị giảm nhanh để tránh viêm tụy cấp, sau khi Triglycerid < 5,65mnol/L thì mục tiêu điều trị chính lại là chỉ số LDL-C trong máu

Trong đó khái niêm:

+ Bệnh tương đương: tức là bệnh có giá trị để phân nhóm bệnh nhân như mắc bệnh mạch vành, đó là: Bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh.

+ Khái niệm nguy cơ: Đó là các yếu tố làm tác động đến rối loạn mỡ máu, đó là: Hút thuốc lá, tăng huyết áp (huyết áp > 140/90), nồng độ HDL thấp < 1,03 mmol/L, gia đình có người mắc bệnh động mạch vành

Chế độ ăn uống


Nên


Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được bệnh rối loạn mỡ máu

Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.

Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

Nên uống thật nhiều nước trong ngày

Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)

Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.

Ăn nhiều tỏi

Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt.

Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.

Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.

Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.

Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.

Không nên

Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Thường xuyên dùng các món chiên xào.

Ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng, xí quách…)

Ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, …)

Ăn các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.

Uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu)

Hút thuốc lá.

Nguồn:
http://chuabenhbangthaoduoc.com.vn/roi-loan-mo-mau/