Apple đang tích cực ngăn chặn việc thông qua dự luật về quyền được sửa chữa công bằng, nhưng động lực thúc đẩy phía sau có phải vì quyền lợi người dùng?

Bất kỳ người dùng nào cũng muốn sửa smartphone thật nhanh nhất có thể. Bởi thói quen phụ thuộc vào thiết bị điện tử đã ngấm sâu trong máu. Thật khó chấp nhật nếu buộc phải tới đúng trung tâm ủy quyền của nhà sản xuất mới được sửa máy trong khi có cửa hàng điện thoại ngay cạnh nhà.

Nhưng đó là ở vị trí của người dùng, còn những công ty kinh doanh lại nghĩ khác. Nếu việc sửa chữa điện thoại thông minh mang về cả núi tiền, chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách triệt hạ tính cạnh tranh trên thị trường.

Trường hợp của Apple cũng vậy. Gã khổng lồ xứ Cupertino hiện đang nỗ lực vận động hành lang để chống lại dự luật của tiểu bang New York vốn yêu cầu các công ty điện tử phải cung cấp đầy đủ thông tin để giúp khách hàng và đơn vị bên thứ ba dễ dàng sửa chữa điện thoại.

Dự luật có tên “quyền công bằng về sửa chữa”. Mục đích của nó là đòi hỏi nhà sản xuất không được độc quyền sửa chữa thiết bị, thay vào đó phải chia sẻ thông tin về các lỗi, cũng như cách chẩn đoán, cách sửa điện thoại và phải sản xuất linh kiện đi kèm.

Nếu dự luật được thông qua, Apple buộc phải cung cấp đầy đủ những phương thức cần thiết để có thể can thiệp vào phần cứng iPhone. Đặc biệt, hãng không được dùng phần mềm khóa tính năng gây khó trong quá trình sửa chữa thiết bị.

Apple cùng các công ty khác như Verizon, Toyota, Johnson & Johnson và một số tổ chức thương mại khác, đang liên minh lại để phản đối cơ quan lập pháp tiểu bang New York thông qua dự luật. Theo báo cáo của Motherboard, Táo khuyết sẽ làm điều tương tự tại 11 tiểu bang khác. Nhưng đây là lần đầu tiên gã khổng lồ Cupertino ký đơn công khai chống lại dự luật “Fair Repair Act”.

Điều này cũng dễ hiểu bởi Apple có nguồn lợi rất lớn từ chính sách hiện tại. Người Mỹ đã chi 4 tỷ USD chỉ để sửa điện thoại di động vào năm 2015. Trong khi đó, Táo khuyết tung ra gói bảo hiểm AppleCare+ khuyến khích
người dùng sửa thiết bị tại các trung tâm ủy quyền.

Không rõ chi phí thực sự là bao nhiêu, nhưng Apple Services đã thu về tổng cộng 7,04 tỷ USD vào năm ngoái. Đó là miếng bánh khổng lồ mà hãng không dễ gì đem chia sẻ cho bên thứ ba.

Các thế hệ iPhone ngày càng khó thay thế phần cứng hơn, như nút Home trên iPhone 7. Thợ lành nghề cũng phải bó tay bởi Apple tích hợp bộ khóa bằng phần mềm. Trong khi nhân viên Táo khuyết lại được trang bị cỗ máy hiệu chuẩn iPhone riêng để giúp thay thế màn hình. Nhiều người cho rằng đó là hành động vi phạm luật chống độc quyền, còn Apple viện dẫn lý do cần bảo vệ tính bảo mật thông tin cho người dùng do cảm biến Touch ID chứa dữ liệu quan trọng. Dù thế nào, người dùng có quyền chính đáng để được sửa chữa thiết bị khi cần một cách thuận tiện nhất.

Hiện tại sản phẩm iPhone thì nhà sản xuất luôn đặt ra mối liên thông về Linh kiện, nhưng còn thị trường phụ kiện điện thoại thì thật sự iPhone khó có thể nào vượt mặt được những nhà sản xuất phụ kiện dành cho điện thoại, rất nhiều mẫu mã khác nhau, rất nhiều mặt hàng khác nhau, rất nhiều tính năng khác nhau đã làm cho Apple phải chùn bước về suy nghĩ độc quyền phụ kiện.

Chúng ta cùng nhau điểm qua vài dòng sản phẩm phụ kiện ốp lưng iPhone 6 Plus đang rất được ưa chuộng thời gian gần đây như: Bao da iPhone 6 Plus/6s Plus hiệu Hoco Chính hãng, Ốp lưng iPhone 6 Plus/ 6s Plus dẻo Trong hiệu Vu, Ốp lưng iPhone 6 Plus/6s Plus Chống sốc hiệu Armor Hummer ....