Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để chữa bệnh là cách chữa đang được ưa chuộng hiện nay bởi tính đơn giản, hiệu quả và an toàn. Áp dụng cách chữa bệnh mề đay bằng lá tía tô cũng vậy, đây là bài thuốc bạn không thể bỏ qua.

Công dụng của lá tía tô trong chữa bệnh mề đay


Tía tô là một loại cây rau thơm rất gần gũi quen thuộc với nhiều người, là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn trong các bữa cơm hằng ngày. Còn theo đông y, lá tía tô lại là vị thuốc quý trong có vị cay, tính ấm, có công dụng trị cảm lạnh, đầy chướng bụng, nôn mửa. Theo các nghiên cứa thì lá tía tô có chứa một hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cụ thể như vitamin A, C, các chất canxi, sắt, photpho,...Không chỉ có ý nghĩa dinh dưỡng mà lá tía tô còn có ý nghĩa tỏng làm đẹp, được rất nhiều các trị em tin tưởng sử dụng.



Với tính kháng khuẩn và làm lành nhanh các vết thương một công dụng không thể không kể đến đó chính là công dụng trị mề đay. Việc sử dụng lá tía tô trong trị mề đay sẽ giúp giảm tại chỗ các triệu chứng bệnh mề đay, bên cạnh đó lá tía tô còn giúp nuôi dưỡng làn da bị mề đay, giúp da mịn màng, tươi sáng hơn.


Cách trị mề đay bắng lá tía tô đúng cách


Theo dân gian cách trị mề đay bằng lá tía tô được thực hiện theo các cách vô dùng đơn giản sau đây:

· Lấy khoảng một nắm lá tía tô đem rửa sạch và thái nhỏ

· Dùng cối giã nát sau đó vắt lấy nước cốt

· Phần nước uống hết trong một lần uống, phần bã dùng để trà xát lên da nổi mề đay.

· Sau khi nước lá tía tô trên da đã khô thì đi rửa sạch lại bằng nước và lau thật khô.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, tránh trà xát quá mạnh khiến da trầy xước và tổn thương. Ngoài ra, với cách trị bệnh mề đay này bạn nên thực hiện vào các buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy hiệu quả tối đa. Khi bạn thấy tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.