Thực phẩm và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường. Nguồn thức ăn cung cấp vào cơ thể hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số đường huyết trong máu của mỗi bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra là người tiểu đường nên ăn gì không nên ăn gì? Trước khi trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề sau:

Người tiểu đường phải luôn giữ đường huyết ở mức an toàn cho phép

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l ).
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người. Điều này giúp họ kiểm soát được đường huyết của mình, không tăng hay hạ quá mức kể cả trước và sau bữa ăn.

Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý luôn đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc như sau để tránh tăng đường huyết, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ:
Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn.
Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Thực phẩm và dinh dưỡng chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình trị liệu đối với người bị tiểu đường. Vậy để luôn giữ mức đường huyết định, ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng thì người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Giải đáp: Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì ?

Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
Không ăn mặn
Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Chú ý : Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

Những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Ngoài những thực phẩm nằm trong danh sách bệnh tiểu đường không nên ăn gì ở trên, người bệnh hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác:
Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng kiểm soát lượng đường trong máu.

Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.