Trí tưởng tượng chịu sự ảnh hưởng của sự vật khách quan và có sự điều tiết của ngôn ngữ là hoạt động tư duy về những hình tượng sự vật chưa xảy ra.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Chính vì từ 3 tuổi khả năng tái hiện của con người bắt đầu ngày một phát triển cho nên thông thường người lớn không thể nhớ nổi những chuyện đã xảy ra trước năm 3 tuổi, người trưởng thành chỉ nhớ được thời thơ ấu của mình vào giai đoạn từ 4 – 5 tuổi trở về sau. Cùng với sự tăng lên của năng lực tái hiện thì đối với những chuyện giàu sắc thái tình cảm bắt đầu được lưu giữ lại với những mức độ ấn tượng hoàn toàn khác nhau. Bé đặc biệt dễ dàng nhớ được những câu chuyện vui hay những câu chuyện gây trạng thái tiêu cực mạnh. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý bồi dưỡng trí nhớ tình cảm tích cực, loại bỏ những trí nhớ tiêu cực cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Trí tưởng tượng chịu sự ảnh hưởng của sự vật khách quan và có sự điều tiết của ngôn ngữ là hoạt động tư duy về những hình tượng sự vật chưa xảy ra trong quá khứ hay những hình tượng có thể trở thành hiện thực trong tương lai được sáng tạo trong não bộ con người.
Trẻ sơ sinh không có khả năng tưởng tượng. Do kinh nghiệm còn hạn chế, sự phát triển ngôn ngữ còn kém nên trẻ từ 1 – 2 tuổi mới bắt đầu có manh nha của trí tưởng tượng. Trên thực tế, đó không được gọi là khả năng tưởng tượng mà chỉ xem nó như một sự lặp lại sinh động mà thôi (tức là sự lặp lại một động tác mà bé đã nhìn thấy trước đó). Chẳng hạn như bé nhìn thấy hành động mặc quần áo, cho ăn của mẹ đối với mình thì khi tiếp xúc với một 1 con búp bê, bé cũng bắt chước hành động mặc quần áo cho búp bê hay cho búp bê ăn uống (lúc này trong não bộ của bé sẽ tái hiện lại hình ảnh người mẹ mặc quần áo cho mình hoặc cho mình ăn).
Đến khoảng 3 tuổi, cùng với sự phát triển về ngôn ngữ và kinh nghiệm thì khả năng tưởng tượng của bé cũng phát triển hơn và dần nảy sinh những hoạt động chơi đùa mang vai diễn và chủ đề cực kỳ đơn giản. Chẳng hạn, bé xem con búp bê là chủ thể chính, là đối tượng để chúng quan tâm chăm sóc và bé tự xem mình như một người mẹ, mặc quần áo cho búp bê, cho búp bê ăn uống, tắm rửa hay vỗ về ru búp bê ngủ. Lời nói và hành động của bé lúc như bắt chước người mẹ, lúc như dựa theo khả năng tưởng tượng của chính mình. Khả năng tưởng tượng ở đây chính là hình tượng mới được sáng tạo ra.

Theo chambegioi.com