Tỷ lệ trẻ sơ sinh không não ở khu vực Trung Đông lên đến 0,78% (cao gấp 5 lần so với những nơi khác), mọi người cho rằng căn bệnh này có liên quan đến vấn đề ăn uống thiếu kẽm của dân vùng này (dân vùng này thường ăn chay, thức ăn chính thường chứa nhiều axit thực vật và xenlulo gây trở ngại cho việc hấp thụ kẽm).
Xem thêm: Cách sử dụng ghế ăn cho bé hiệu quả
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự co giãn của bắp thịt, thai phụ thiếu kẽm sẽ rất khó đẻ, sau khi sinh, tử cung khó co lại nên sẽ gây băng huyết, tỷ lệ băng huyết lên đến 74% (những người phụ nữ bình thường thấp hơn 30%). Thực tiễn cho thấy thai phụ thiếu kẽm sẽ có những ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi và bản thân người mẹ. Hàm lượng kẽm trong nước ối của người mẹ cao hay thấp có liên quan mật thiết với chiều cao cân nặng của trẻ khi sinh ra. Nếu như trong nước ối chứa quá nhiều kẽm thì trẻ sinh ra sẽ to và dài; ngược lại nếu hàm lượng kẽm trong nước ối ít thì trẻ sinh ra sẽ thấp và nhẹ cân. Trong thời gian mang thai có bổ sung kẽm cũng làm tăng hàm lượng kẽm trong nước ối. Vì vậy tốt nhất trong khi có thai nên ăn nhiều thức ăn có chứa kẽm như thịt nạc, cá, gan, tim động vật, lòng đỏ trứng gà…
Khi mang thai cần bổ sung vừa và đủ canxi và dầu gan cá.
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D là một căn bệnh thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy mà cần phải ngăn chặn căn bệnh còi xương ngay từ khi người mẹ mới mang thai. Vào giữa thời gian mang thai hàng ngày nên bổ sung thêm 400 đơn vị vitamin D, cuối thời gian mang thai hàng ngày bổ sung thêm 1000 đơn vị thì hàm lượng vitamin D, canxi trong máu, lân trong máu của trẻ mới sinh sẽ hoàn toàn bình thường. Nhưng sau khi có thai hàng ngày người mẹ bổ sung không đủ 400 đơn vị vitamin thì dù hàm lượng canxi trong máu và lân trong máu có thể giữ được bình thường nhưng hàm lượng vitamin D lại rất thấp. Cần bổ sung đầy đủ vitamin D.Theo nghiên cứu cho thấy từ lúc mới mang thai hàng ngày bà mẹ mang thai bổ sung trên 400 đơn vị vitamin D (dầu gan các được bán trên thị trường mỗi giọt óc 125 đến 150 đơn vị vitamin D, vitamin A 250-300) đến 3 tháng mang thai cuối mỗi ngày cần hấp thụ 1000 đơn vị vitamin, như vậy sẽ chống được bệnh còi xương bẩm sinh của trẻ sơ sinh, điều này đặc biệt quan trọng với trẻ đẻ non.

Theo chambegioi.com