Trẻ biếng ăn, kén ăn, ăn quá chậm khiến người chăm sóc mệt mỏi và khiến trẻ tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Một phần nguyên nhân là do thói quen của cha mẹ và người lớn trong gia đình.

Cha mẹ lười ăn

Trẻ con có suy nghĩ bắt chước người lớn. Do đó nếu bé thấy cha mẹ không thích ăn, hay chê một món ăn nào đó, trẻ cũng sẽ thấy dè chừng, không an toàn nên không ăn. Cách ăn uống của con cái thường được “di truyền” theo cha mẹ. Vì vậy những em sữa non cho trẻ sống trong gia đình có những người lớn khảnh ăn cũng thường khảnh ăn nên tăng nguy cơ còi xương, chậm tăng cân…

Cho con ăn riêng

Nhiều gia đình không rèn cách cho bé ăn chung mâm, cùng giờ với người lớn mà cho ăn riêng. Điều này vô tình khiến trẻ không học được kỹ năng và tinh thần, niềm vui ăn uống từ người lớn. Chính điều này khiến bé cảm thấy kém thích thú với những bữa ăn của riêng mình. Đồng thời kỹ năng nhai nuốt của trẻ kém nên sẽ hay ngậm cơm, biếng ăn và chậm biết dùng đũa, thìa, sữa non cho bé… Vì vậy khi con ăn dặm, không phải tất cả các bữa đều ăn cùng gia đình nhưng nên có ít nhất một bữa mỗi ngày cho bé ngồi cùng mâm với gia đình.

Ăn hổ lốn

Gắp hết thức ăn cả rau,thịt, cá trộn vào một bát rồi cho bé ăn là thói quen để rút ngắn thời gian cho người lớn. Hơn nữa vì thói quen thường gặp ở Việt Nam là cho con ăn rong nên buộc phải trộn tất cả đồ ăn vào một bát. Điều này làm mùi vị thức ăn kém ngon, khó ăn, thậm chí tanh nồng. Do đó trẻ càng biếng ăn.

Không cho con chuẩn bị bữa ăn vì “mất thời gian”

Làm thay con cho nhanh, cho con tham gia cùng lại thêm vướng là suy nghĩ của nhiều cha mẹ. Vì thế nhiều trẻ không hiểu gì về các loại thực phẩm, không tiếp xúc với chúng từ trước khi chúng được chế biến. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên cho bé cùng tham gia khâu chọn lựa thực phẩm, sơ chế, nấu nướng, chọn sữa non cho bé thì bé sẽ yêu thích những món ăn đó hơn.