Bếp điện từ là một trong những sản phẩm bếp điện hiện địa ngày nay được sử dụng rộng rãi. Dưới đây bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về sản phẩm này cho bạn tham khảo.

1, Những điều bạn cần chú ý khi sử dụng bếp
- Thời gian gia nhiệt của bếp rất nhanh, nên để thức thực phẩm vào nồi trước rồi mới đặt nên bếp. “tránh để nồi không nên bếp” nếu để nồi không lên bếp rất dễ làm hỏng nồi.
- Đặt nồi nấu vào chính giữa của mặt bếp từ, đường kính đáy nồi không vượt quá 22cm.
- Khi sử dụng bếp điện từ nên sử dụng ổ cắm chuyên nghiệp độc lập cường độ dòng điện không được nhỏ hơn cường độ rắc cắm của bếp từ.
- Không để gần nguồn nước.
- Để xa nơi có khí nóng lớn, hơi đốt, dò khí.
- Đặt xa tường tối thiểu là 10cm và đáy bếp không bị chắn kín, để cửa hút khí và xả không bị bịt lại.

2, Chức năng hẹn giờ
Bếp điện từ của hãng Chefs cũng các hãng khác đều có thể cài đặt giờ. Khi bật bếp, bấm nút đặt giờ, sau đó bấm ” +,-” để điều chỉnh thời gian. sau khi cài đặt xong bấm nút xác nhận, tiếp theo điều chỉnh nhiệt độ bấm “+,- ” bấm “Start” để bắt đầu quá trình hoạt động. Khi hết thời gian bếp sẽ tự đông tắt.
Tham khảo thêm các sản phẩm bếp điện từ hiện đại hàng đầu: Bếp điện từ Chefs cao cấp


3, Thiết bị an toàn
- Điện áp quá thấp hoặc quá cao bếp sẽ tự động cảnh báo.
- Đối với những dụng cụ nấu kim loại có đường kính dưới 10cm bếp sẽ tự động không tăng lực đốt, để tránh việc gia nhiệt thừa.
-Mặt bếp vượt quá nhiệt độ an toàn bếp sẽ tự động ngắt việc tăng nhiệt độ
- Bảo vệ trong quá trình không có con người thao tác, trong vòng 2 giờ bếp điện từ không nhận được chỉ thị nào bếp sẽ tự động ngắt.
- Không có nồi hoặc nồi không đúng quy cách thì bếp điện từ cũng sẽ tự động bảo vệ.
Khi mặt bếp không có nồi nấu hoặc nồi nấu không đúng quy cách chủng loại thì bếp sẽ tăng lực đốt sau đó sẽ tự động cảnh báo, 20 phút sau bếp tự động ngắt để đảm bảo an toàn.
4, Những điều bạn cần biết về an toàn
- không sử dụng miếng nhôm, bạc, kim loại trực tiếp hoặc gián tiếp để tăng nhiệt, trách việc các miếng kim loại bị đốt nóng rất nguy hiểm.
- Sau khi sử dụng, mặt bếp điện từ chịu ảnh hưởng nhiệt độ của nồi, mặt bếp vẫn còn nóng, nên không được chạm tay trực tiếp vào mặt bếp, dễ gây bỏng
- Không được đặt giấy, vải,… các vật phẩm lên mặt bếp điện từ để gián tiếp hoặc trực tiếp tăng nhiệt, dễ gây cháy.
- Tránh va đập đến mặt gốm của bếp từ, trong trường hợp mặt bếp bị vỡ thì ngay lập tức tắt bếp và rút phích cắm, ngừng sử dụng bếp
- Ngoài các dụng cụ đựng đồ chế biến thức ăn , thì tất cả các dụng cụ khác không được đặt lên bếp từ.
- Không được tăng nhiệt cho đồ hộp, những đồ đậy kín,… Nếu không khí trong đồ đựng dãn nở do nhiệt dễ không thoát ra được dẫn đến cháy nổ.
- Không đặt bếp điện từ nơi gần lửa, bếp gas, các nguồn nhiệt,… nếu để những nơi đó hơi nóng sẽ làm nóng chảy các bộ phận nhựa của bếp.
- Không dùng dây thép, vật lạ cắm vào cửa xả và cửa hút khí của bếp