Khó khăn lớn chung của các doanh nghiệp là việc tiếp cận quỹ đất và thời gian hoàn tất các thủ tục pháp lý. Một dự án được ra mắt, doanh nghiệp thường mất 3 - 5 năm để hoàn thành việc đền bù, giải tỏa. Xu hướng hiện nay dat nen bella vista là họ chọn mua lại những dự án chết đã có đầy đủ thủ tục pháp lý để triển khai ngay. Việc mua lại những dự án đã chết đồng nghĩa với việc mua luôn phần nợ xấu, lãi vay… của doanh nghiệp đã chết. Chính vì thế giá đất bị đẩy lên khá cao so với giá trị thật. Các chi phí khác như vật tư xây dựng, nhân công, bán hàng… khiến rất khó để có giá dưới 15 triệu đồng/m2. Ông Đực dự đoán, xu hướng sắp tới sẽ là nhà ở có giá từ 18 triệu đồng/m2.


Bên cạnh đó, do bội chi ngân sách, lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng đang có dấu hiệu tăng. Đây sẽ là một bất lợi đối với các doanh nghiệp BĐS. Nếu lãi suất tăng, phân khúc trung bình – thấp có biên độ lợi nhuận nhỏ sẽ đối mặt với rủi ro hoàn vốn hoặc lỗ vốn rất cao. Với mục tiêu giải quyết nhu cầu nhà ở cho số đông cư dân thành thị, theo ông Nguyễn Văn Đực, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du an moonlight garden thu duc theo đuổi phân khúc trung bình – thấp, đồng thời tăng cường quản lý, điều tiết thị trường.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đực, việc quản lý các dự án nhà ở chỉ mới dừng lại ở việc tổng kết, thống kê chứ cơ quan quản lý chưa đưa ra những định hướng chiến lược điều tiết thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp thi hành. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, có thể thấy các chính sách hiện vẫn còn mang nặng tính hình thức. Ngoài việc đưa ra chính sách, việc thực thi và giám sát chính sách cũng quan trọng không kém. Gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng được đưa ra với mục đích tốt nhưng không phát huy tác dụng mà trở thành cơ hội để nhiều doanh nghiệp và nhiều cá nhân bắt tay nhau trục lợi.

Đặc biệt, cần có các chương trình hỗ trợ dài hạn từ chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, tín dụng, quỹ đất… cho các dự án nhà ở trung bình và xã hội. Nếu chính sách đối với doanh nghiệp nhà ở thương mại và đối tượng này không khác gì nhau thì khó mà thu hút doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư.

Giám đốc điều hành Bộ phận Nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield châu Á – Thái Bình Dương, bà Sigrid Zialcita bày tỏ quan điểm thị trường nhà ở Việt Nam hiện nay rất mới và phát triển nóng vì thiếu sự quy hoạch hợp lý. Việt Nam khá giống với Indonesia và Philippines.

Bà Sigrid Zialcita nêu ra một ví dụ tiêu biểu trong phát triển nhà ở trung bình – thấp để Việt Nam có thể học tập là căn hộ hưng thịnh Singapore. Hiện Singapore có tỷ lệ sở hữu nhà ở cao thứ ba trên thế giới, đến 90,5% dân số, 80% trong số này được hưởng ưu đãi từ hệ thống nhà ở xã hội của Chính phủ. Singapore đã xây dựng một Ủy ban chuyên trách về nhà ở, là đầu mối tổ chức xây dựng quỹ nhà ở trên một quy mô rộng lớn và tiếp cận được với nhu cầu thực tế. Sự liên kết và quản lý chặt chẽ cung – cầu từ Ủy ban này giúp người mua có thể mua được nhà với ưu đãi tốt nhất từ chính phủ, đồng thời cho phép khu vực tư nhân được tham gia phát triển nhà ở chất lượng với giá phải chăng.