Kinh nguyệt không đều là chứng bệnh của nữ giới ở độ tuổi dậy thì đã hành kinh nhưng hay bị rối loạn, không theo chu kỳ bình thường của mỗi cơ thể.
Bài viết dưới đây của lương y Vũ Quốc Trung giải thích cơ chế kinh nguyệt của người phụ nữ và đưa ra 3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều.

Với một phụ nữ, vòng kinh chuẩn nhất là 28 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Tuy nhiên, ít phụ nữ có được vòng kinh chuẩn này hoặc giả sử người vốn có vòng kinh chuẩn cũng đôi khi bị nhanh, chậm. Có thể tóm các chứng rối loạn kinh nguyệt thành hai dạng:

- Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung (một tháng một lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng (tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niêm) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ (kinh sớm) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ (kinh muộn) thường do hư do hàn.

- Rối loạn kinh nguyệt về lượng và chất: Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn… không theo định kỳ của mỗi cơ thể.

Về nguyên nhân, ngoài do nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực… còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh hoạt, phòng dục…

Cơ chế sinh bệnh có thể do:
Xem thêm: Chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ
- Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra.

- Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

- Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.

- Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.
Về cách điều trị:

* Huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Bài thuốc: Đan bì 12 g, Địa cốt bì 12 g, Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Hoàng bá 10 g, Thạch cao 12 g, Sinh địa 16 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g.

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.

- Bài thuốc: Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Bạch truật 12 g, Đương quy 12 g, Sài hồ 10 g, Đan bì 10 g, Bạc hà 8 g, Cam thảo 6 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g, Hương phụ 10 g.

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

- Huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sắc.

- Bài thuốc: Xuyên khung 12 g, Xuyên quy 12 g, Bạch thược 12 g, Sinh địa 16 g, Cam thảo 6 g, Đào Nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hương phụ 10 g, Ô dược 12 g, Huyền hồ sách 8 g.

- Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.