Năm 1995, với số vốn ban đầu là 200 triệu VND, chị đã thuê một văn phòng ở đường Láng Hạ và bắt đầu công việc kinh doanh một số thiết bị, linh kiện điện. Do công việc ở ABB chiếm phần lớn thời gian nên công việc quản lý đã được giao cho một người em trai. Nhưng năm 1998, không may chị bị tai nạn xe máy, rồi lại phải chia tay với người chồng đầu tiên. Hồi tỉnh sau cơn bạo bệnh và cũng để quên đi mọi việc, chị thôi không làm ở ABB và đến làm ở Việt Á thường xuyên hơn. Vào năm 2002, Công ty Việt Á thứ hai được thành lập và nhà máy thành viên thứ 3 được đi vào hoạt động cùng năm đó. Đến nửa đầu năm 2003, Việt Á đã đạt được tổng số doanh thu trên 265 tỉ VND và lập ra được hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.
Nhiều tổ chức ở Việt Nam đã biết đến Việt Á như là một nhà cung cấp có uy tín và đã hợp tác trong nhiều dự án lớn như: 8 trạm chuyển tiếp 110 KV trị giá lên đến 3,5 triệu USD, một trạm chuyển tiếp 220KV trị giá 5 triệu USD, và dự án cung cấp, lắp đặt cho dự án thuỷ điện Hồ Chan... Từ khởi đầu là doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện, Việt Á giờ đây đã là một tập đoàn với 7 công ty thành viên chuyên sản xuất cơ khí, thiết bị điện, nhựa composite, xây dựng các công trình, kinh doanh dien nuoc tổng hợp, thiết kế tư vấn và công nghiệp nặng.

Để có thể phát triển bền vững lâu dài, chị Loan đã hướng công ty tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực với những điều kiện làm việc hấp dẫn. Tất cả nhân viên của Việt Á, từ cấp quản lý đến công nhân đều thấm nhuần tinh thần: "Công ty là gia đình và đồng nghiệp là anh chị em trong gia đình". Mặc dù được coi là rất thành công trong việc thu phục lòng người nhưng chị Loan lại khiêm tốn cho rằng, điều khó nhất gặp phải trong nghề, là thuyết phục những người khác trong công ty. "Rất may tôi đã là giáo viên, kinh nghiệm đó đã giúp cho tôi biết cách tổ chức và truyền thụ lại kinh nghiệm cho người khác", chị tâm sự.
Xem thêm mo cua hang dien nuoc làm sao để được làm đại lý.
Xây dựng thương hiệu Việt Khi có dịp công tác nước ngoài, chị nhận thấy ở Hàn Quốc hầu hết các sản phẩm xe hơi trên thị trường đều do Hàn Quốc sản xuất, các sản phẩm Đức chiếm lĩnh thị trường Đức.
Những lúc như thế và cả sau đó chị luôn tự hỏi: "Tại sao Việt Nam chúng ta chưa có thương hiệu hay nhãn mác riêng của mình? Tại sao người Việt Nam vốn có tiếng thông minh mà chưa làm được như vậy? Giá như Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm nào đó và phổ biến các sản phẩm Việt Nam ra khắp thế giới!".
Bao trăn trở cùng bao ý tưởng đã nung nấu trong đầu và chị Loan nuôi ước nguyện làm cho các sản phẩm của Việt Nam phải được cả thế giới biết đến. Ban đầu, công ty nhập khẩu các phụ tùng thay thế có chất lượng cao từ các nước khác nhau đưa về Việt Nam lắp ráp. Sau đó hoàn toàn kinh doanh điện nước và các sản phẩm tự công ty nghiện cứu và phát triển dần dần.