Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch như thế nào
Giãn tĩnh mạch và suy van trào ngược có thể gây ra những thay đổi ngoài da, thậm chí gây ra những vết loét trên chân, nhưng đây là bệnh lý tương đối lành tính ít gây ảnh hưởng đến tính mạng. Trong số những bệnh nhân loét chân, 17% có suy van trào ngược ở những tĩnh mạch nông.

Phần lớn các bệnh nhân Giãn tĩnh mạch chân đều bỏ qua các triệu chứng và chỉ phàn nàn chủ yếu do mất tính thẩm mỹ.

Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các màng loạn dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn… và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, trong lòng mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng.

Điều trị hiệu quả bằng cách nào?
Hiểu về các Triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp

Bệnh tĩnh mạch không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.
---->>> Xem tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân từ website Trekhoedep.Vn để sớm có những giải phápphòng ngừa chữa trị cho bạn và gia đìn
Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng. Bất lợi lớn nhất có thể làm cho phương thức điều trị này thất bại là khả năng chấp nhận và dung nạp của bệnh nhân.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Phương pháp cột tĩnh mạch hiển cao gần chỗ nối mà không lấy bỏ tĩnh mạch hiển có thể có nguy cơ tái phát cao. Do đó điều trị triệt để là giải quyết tình trạng trào ngược cùng với lấy bỏ búi trĩ tĩnh mạch giãn. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩmh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).