TTO - unlock Lg G3 lấy ngay hấp dẫn không đến từ màn hình Quad HD cao cấp, mà xuất phát từ những chi tiết nhỏ. Cùng trải nghiệm LG G3 với Nhịp Sống Số.

Dáng vẻ G3 có mặt lưng nhựa giả kim loại, viền xước ngang gợi nhớ ốp lưng Galaxy Note 2 trước đây. Lớp vỏ nhựa giúp cân nặng G3 nhẹ hơn HTC One M8 lớp vỏ kim loại. Mặt lưng máy hình cầu ôm sát lòng bàn tay khi cầm. Hai thân G3 viền kim loại, và giữ phong cách thiết kế như G2 và G Pro 2, tất cả các nút vật lý như nguồn và âm lượng (volume) đều chuyển về mặt sau lưng máy, thay vì ở cạnh bên.

Tương tự xu hướng kết hợp với vỏ bao Dot View (HTC One M8), hay S-View (Galaxy S5), Quick Circle là một cải tiến khi dùng G3 với vỏ bao nắp đậy (cover). So với những chấm đèn "nhảy múa" của Dot View, Quick Circle cơ bản hiển thị nhóm ứng dụng thường được mở nhanh khi người dùng nhìn vào mặt điện thoại trước khi mở nắp đậy, như: gọi điện thoại, chụp ảnh, âm nhạc, thiết lập hay tin nhắn.

Theo LG, điểm nhấn của G3 nằm ở màn hình hiển thị LCD có độ phân giải Quad-HD (2560 x 1440 pixel), mật độ điểm ảnh 538 ppi, so với 441ppi của màn hình Full-HD (1920 x 1080 pixel) HTC One M8, hay 424 ppi Sony Xperia Z2 và 432 ppi của Samsung Galaxy S5. Mật độ điểm ảnh trên một inch nhiều hơn, cũng đồng nghĩa hình ảnh hiển thị trên màn hình rõ nét hơn, đặc biệt khi xem các nội dung văn bản trên website hay các chi tiết phóng to từ ảnh, video. Tuy nhiên, khi dùng ứng dụng (app) thì bạn khó lòng phân biệt được sự khác nhau giữa màn hình Full-HD và Quad-HD trên hai smartphone. Do đó, người tiêu dùng phổ thông vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục bởi yếu tố Quad-HD của G3.

Một điểm cộng cho G3 khi LG trang bị đến 3GB bộ nhớ RAM thay vì 2GB như Galaxy S5 và One M8, trong khi vẫn sử dụng cùng dòng chip Qualcomm Snapdragon 801.

13MP camera chính của G3 "lép vế" so với 16MP của S5, hay 20,7MP vượt trội trong Xperia Z2, nên LG trang bị thêm đèn flash LED kép giúp chụp trong môi trường ánh sáng kém, lấy nét nhanh nhờ cảm biến laser, kích thước cảm biến 1/3 inch nhưng khẩu độ F2.4 lại giảm sức hấp dẫn của camera so với các đối thủ cùng phân khúc cao cấp.

Camera 13MP, BSI, đèn flash kép, khẩu độ F2.4 - Ảnh: T.Trực

Có thể do vóc dáng nhỏ hơn G Pro 2 (6-inch), nên G3 (5,5-inch) được trang bị pin 3000 mAh thay vì 3200 mAh. Thử nghiệm một lần sạc cho kết quả dùng G3 trong cả một ngày nếu không bật đồng bộ hóa với mạng 3G (Mobile Data). Chức năng tiết kiệm pin "Battery Saver" giúp ích rất nhiều khi lượng pin còn dưới 30%.

Về giao diện (UI) và trải nghiệm người dùng (UX), LG G3 có những cải tiến phù hợp so với thế hệ tiền nhiệm.

Điều khó chịu đầu tiên được gỡ bỏ là tìm kiếm trong danh bạ (Contacts), nhưng vẫn chưa thật sự tìm kiếm thông minh khi gõ cụm từ gồm các từ riêng lẻ có trong một danh bạ. Kế đến, màn hình phụ hiển thị ứng dụng sức khỏe LG Health và Smart Tips không thể bỏ. Điều này tương tự xu hướng "chiếm một màn hình" của các hãng khi đặt cố định một ứng dụng thường là tin tức tổng hợp như Galaxy S5 và HTC One M8.

Người dùng phổ thông, đặc biệt ở nhóm nữ giới sẽ cảm thấy thú vị khi LG cho phép thay đổi nhanh gói giao diện (theme), tương tự các thế hệ trước. Chỉ cần lướt qua LG SmartWorld, nhiều ảnh nền và gói giao diện chọn lựa, tải và cài đặt nhanh chóng mà không cần thông qua một ứng dụng thứ ba.

Trong phần "Thiết lập" (Settings), G3 cho phép hiệu chỉnh nhiều hạng mục. Một trong số đó có các phần như "Settings Display Home touch buttons": thay đổi vị trí của ba nút ảo trên giao diện, gồm: Trở lại (Back), Xem những gì đã mở (Recent), và nút trở lại giao diện chính (Home). Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung thêm: Thông báo (Notifications), ứng dụng ghi chú QuickMemo, QSlide hay Dual Window (tối đa 5 nút ảo trên giao diện).

Ở Lock Screen, G3 có tới 6 cách khóa thiết bị. Ngoài các dạng thông thường như Mật khẩu (Password), mã số (PIN), vẽ (Pattern) và Swipe (quẹt), G3 có thêm mở khóa qua nhận dạng khuôn mặt (Face Unlock) và Knock Code. Thử nghiệm nhận dạng khuôn mặt có nhiều phiền toái khi muốn dùng nhanh, mức độ chính xác ở mức trung bình. Tuy nhiên, Knock Code lại tạo ra một thói quen mới.

Knock Code được LG giới thiệu như giải pháp đi kèm thiết kế chuyển các nút vật lý về mặt lưng máy, cho phép người dùng gõ nhanh hai lần lên màn hình để tắt/mở nguồn. Trong G3, LG cải tiến Knock Code để mở khóa, phân màn hình làm 4 vùng, người dùng gõ lên các vùng theo thứ tự riêng của mình để làm mật khẩu mở khóa. Thói quen dùng Knock Code dễ khiến người ta gõ lên các smartphone khác để mở khóa điện thoại. Oppo và Mobiistar cũng đã tích hợp dạng mở nguồn màn hình bằng phương thức này lên smartphone cao cấp của mình.

Về bảo mật, rất tiện lợi khi G3 tích hợp chức năng "General Security Content Lock" khóa thư viện ảnh (Gallery), không phải nhờ đến ứng dụng thứ ba. Cho phép chủ nhân khóa các ảnh nhạy cảm bằng mật khẩu riêng, hay Guest mode khi cho người khác mượn dùng máy.

Nhìn chung, vóc dáng không mang tính đột phá dù sở hữu màn hình Quad-HD, nhưng những chi tiết nhỏ trong giao diện, Knock Code và khả năng xử lý tạo nên sự hấp dẫn cho đại diện của LG trong phân khúc smartphone cao cấp.

Theo: Thanh Truc
Nguồn: nhipsongso.tuoitre.vn