Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp xây dựng trái phép nào cũng được thành phố hợp thức hóa. Sở Xây dựng đã có quy định chi tiết về tiêu chí để phân loại các trường hợp trái phép. Qua đó giúp địa phương xử lý hết các tồn đọng xung quanh những công trình vi phạm. Cụ thể, Sở Xây dựng cho phép những công trình thuộc 3 nhóm sau được phép tồn tại.



Nhóm 1: Quy định tại Khoản 2, Điều 79, Nghị Định 139/2017/NĐ-CP
Bao gồm các vi phạm hành chính: Công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có; công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt; công trình sai nội dung giấy phép xây dựng đối với công trình mới; xây dựng sai nội dung giấy phép sửa chữa, cải tạo; sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt

6 điều kiện của nhóm 1 để sai pháp được hợp pháp hóa:

- Không vi phạm chỉ giới xây dựng

- Không ảnh hưởng các công trình lân cận

- Không có tranh chấp

- Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp

- Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 nhưng sau ngày 15/01/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.

Nhóm 2: Quy định tại Khoản 3, Điều 79, Nghị Định 139/2017/NĐ-CP
Bao gồm các trường hợp: Công trình xây dựng không giấy phép; công trình xây dựng sai phép; công trình xây sai thiết kế, sai quy hoạch chi tiết 1/500.

6 tiêu chí để những trường hợp này được tồn tại

- Không ảnh hưởng đến các công trình phụ cận

- Không vi phạm chỉ giới xây dựng

- Không xảy ra tranh chấp

- Phù hợp với quy hoạch hiện tại

- Đủ điều kiện để nhà nước trao quyền sử dụng đất

- Vi phạm xảy ra từ ngày 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới được phát hiện.

Nguồn: Bất động sản ODT