Vật lý trị liệu sau tai biến mạch máu não cần được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm giúp bệnh nhân không bị chuyển sang các thể liệt – biến chứng nặng hơn, sớm cải thiện vận động và sinh hoạt bình thường.

Làm thế nào để vật lý trị liệu sau tai biến – đột quỵ cũng như tìm bác sĩ vật lý trị liệu tại nhà cho căn bệnh này là nhu cầu bức thiết của nhiều gia đình và bệnh nhân song hành với tốc độ gia tăng cũng như mức độ trẻ hoá của căn bệnh này tại Việt Nam.



Tai biến – đột quỵ có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tỷ lệ cao nhất ở người lớn tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Hậu quả thường gặp nhất sau tai biến là bệnh nhân mất vận động, liệt nửa người không tự chăm sóc được bản thân và sinh hoạt khó khăn.

Tai biến khiến cho máu bị đột ngột ngừng cung cấp lên não, gây tổn thương não, dẫn đến hơn 50% bệnh nhân phải đối mặt với những di chứng hậu tai biến như liệt, suy giảm khả năng vận động, ngôn ngữ, ăn uống rơi vãi… hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não là phương pháp trị liệu hiệu quả để giúp bệnh nhân điều hòa lại trương lực cơ, phục hồi lại các vận động bị yếu hoặc mất do biến chứng hậu tai biến.

Khi nào nên tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não cần được thực hiện ngay, càng sớm càng tốt với chuyên gia kinh nghiệm. Bệnh nhân nếu được tập vật lý trị liệu cho người tai biến kịp thời và đúng cách có khả năng lấy lại vận động tới 90%. Trong khi đó, chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng liệt – mất vận động nặng hơn, thời gian tập lâu hơn cũng như giảm tỉ lệ lấy lại vận động bình thường.

Quy trình vật lý trị liệu cho bệnh nhân tai biến

Giai đoạn 1: Ngay sau tai biến

Thăm khám với bác sĩ vật lý trị liệu ngay khi xuất viện

Bác sĩ tư vấn liệu trình – bài tâp chức năng phù hợp mức độ tai biến và thể trạng bệnh nhân

Giai đoạn 2: Tập vật lý trị liệu cải thiện chức năng gân – cơ

Kết hợp vật lý trị liệu (điện xung, chiếu đèn, hơ ngải…) và vật lý trị liệu (tập vận động thụ động).

Điện xung, tác động nhiệt bằng tia hồng ngoại, hơ ngải… để cải thiện chức năng các cơ vận động

Tập vận động thụ động các cơ rối loạn trương lực và nửa người bên liệt, bao gồm tập gấp, duỗi, khép, xoay trong, xoay ngoài các khớp vai, khuỷu, cánh tay, cổ tay, hang, gối, cổ chân, ngón tay, ngón chân…

Giai đoạn 3: Vật lý trị liệu vận động sau đột quỵ

Sau khi cải thiện chức năng các gân – cơ vận động, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tập trung vào các bài tập phục hồi sau tai biến mạch máu não để cải thiện vận động cho bệnh nhân. Các bài tập vật lý trị liệu vận động bao gồm:

– Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp

– Tập theo tầm vận động

– Tập với các dụng cụ trợ giúp

– Tập các tư thế vận động (nằm ngồi đứng đi)

Giai đoạn này, ngoài trình độ chuyên môn và thơi gian hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng sau tai biến của các y bác sỹ, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tiến triển tốc độ và mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của bệnh nhân và người nhà. Bệnh nhân cần tích cực tập luyện theo các bài tập theo hướng dẫn của lương y, được động viên khuyến khích bởi gia đình và có chế độ dinh dưỡng bổ sung các loại dưỡng chất, vitamin giúp cải thiện tuần hoàn máu, khả năng vận động cơ xương khớp.