Đi xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc là hình thức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt nam và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc – được gọi là công ty phái cử.
Để có thể làm việc hợp pháp tại Nhật, người lao động phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ Lao động thương binh và xã hội hoặc công ty phái cử.



1. Một số tên gọi và viết tắt trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản:
• Xuất khẩu lao động (XKLĐ)
• Bộ Lao động thương binh và xã hội (Bộ LĐTB & XH)
• Thực tập sinh (TTS)
• Tu nghiệp sinh (TNS)
• Thực tập sinh kỹ năng (TTSKN)
• Doanh nghiệp (DN)
• Người lao động (NLĐ)
• Xuất nhập cảnh (XNC)
• Công ty phái cử: Là công ty xuất khẩu lao động được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang làm việc tại nước ngoài.
• Nghiệp đoàn: là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản, nghiệp đoàn đóng vai trò trung gian tuyển lao động cho doanh nghiệp tại Nhật.
2. Bạn được gì khi đi xuất khẩu lao động Nhật

Bạn đã phải bỏ ra một số tiền để có thể sang Nhật làm việc. Nhưng sau đó bạn có thể có được rất nhiều thứ như: mức thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt, điều kiện đi làm tại Nhật tốt, sống ở một quốc gia phát triển và nền văn hóa đa dạng, bạn sẽ có những thay đổi tích cực về lối sống và tư duy, có thể trở nên kỷ luật hơn, làm việc năng suất hơn.
Mục tiêu của chương trình xuất khẩu lao động là giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực có thêm tay nghề khi trở về nước. Nếu đi Nhật chỉ đơn thuần bằng việc kiếm tiền mà không đầu tư cho việc học ngoại ngữ, nâng cao tay nghề, tính kỷ luật khi làm việc trong môi trường quốc tế thì chính bạn sẽ là người gặp khó khăn trở ngại khi về nước.
Mong rằng các bạn trẻ ngày nay xác định được đúng mục tiêu của mình khi đăng ký đơn hàng 1 năm đi Nhật và 3 năm. Chúc các bạn luôn gặp may mắn và thành công!