Một Bartender hay nhân viên phục vụ chuyên nghiệp sẽ biết được khi nào thì nên khéo léo từ chối order thêm rượu của khách. Bởi, vô vàn những vấn đề không kiểm soát nổi có thể xảy đến trong trường hợp khách của bạn đã quá chén.


Quầy bar hay nhà hàng là nơi tiếp đón và phục vụ nhu cầu thưởng thức đồ uống của khách. Tuy nhiên, sẽ thế nào nếu vị khách đó uống không ngừng nghỉ dẫn đến những hành động hay hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng đến chính họ, khách sạn - nhà hàng và cả các khách khác. Do đó, việc cần làm của nhân viên là nhìn và phán đoán những dấu hiệu nhận biết khách của bạn đã quá chén để tìm cách xử lý khéo léo nhất, tránh gây bức xúc cho khách hàng vì nghĩ rằng mình không được tôn trọng.

Những dấu hiệu nào cho thấy khách của bạn đã quá chén?
Tuy không hoàn toàn chính xác 100% nhưng những dấu hiệu được Hoteljob.vn liệt kê sau đây là phổ biến nhất:

Mắt lờ đờ và vằn đỏ

Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy khách của bạn (người đã và đang uống thức uống có cồn) mệt mỏi và có trạng thái tinh thần ở thời điểm hiện tại không hề ổn. Mắt lờ đờ và vằn đỏ, mí mắt rũ xuống liên tục và khó mở to là triệu chứng của người đã uống quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng, tình trạng mắt vằn đỏ có thể biểu hiện khách bị dị ứng hoặc mắc một bệnh khác. Do đó, để an toàn, hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi về tiểu sử bệnh của khách, nhất là vấn đề dị ứng trước khi phục vụ hay suy diễn thành triệu chứng say rượu.

Suy giảm chức năng vận động

Thông thường, người say khó kiểm soát hành vi ngôn ngữ cơ thể, nhất là tay trong việc cầm nắm và chân khi di chuyển, thậm chí có thể va vào người khác. Để ý hành động này của khách sau vài ly cocktail hay rượu mạnh là bạn gần như có thể khẳng định họ đã quá chén hay chưa. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ khả năng mắc các căn bệnh khác như Parkinson hay di chứng của đột quỵ. Tag: thiet ke karaoke vip

Khó kiềm chế cảm xúc

Đột nhiên cười lớn hay khóc to, đang vui vẻ tự dưng trầm tư và im lặng... cũng là dấu hiệu nhận biết khách đang say. Có thể lúc này, họ đang nhớ lại những sự việc từng xảy đến với mình trong quá khứ và phản xạ lại thông qua hành động ra bên ngoài.


Nói nhiều và thay đổi tốc độ liên tục

Khi uống từ “đến” đến “quá ngưỡng”, nhiều người thường đột nhiên nói liên tục với tốc độ nhanh chậm hay âm lượng to nhỏ không kiểm soát và thường xuyên bị thay đổi, sẵn sàng đến có nhu cầu cao chia sẻ những chuyện riêng tư với bất kỳ ai, kể cả người lạ.

Thay đổi tính cách trái ngược so với ban đầu

Đúng là hầu hết khách say đều trở nên nói nhiều. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại, họ đột nhiên im lặng và bàng quang, trầm ngâm mãi rồi nằm dài trên bàn nhìn chăm chăm vào ly rượu. Không ngoại trừ khả năng khách đang có tâm sự. Gặp trường hợp này, Bartender hay nhân viên phục vụ nên nhẹ nhàng hỏi thăm khách thay vì đáp ứng thật nhiều thức uống có cồn cho họ để lấy doanh thu. Biết đâu, khách đang cần người chia sẻ và bạn xuất hiện đúng lúc, nhà hàng vừa có khách quen, bạn có thêm bạn. Tag: trang tri phong karaoke

Nói lè nhè, khó hiểu và không có nội dung

Chính vì nhu cầu được nói nhiều khi say khiến người đó không kiểm soát được lời nói của mình. Họ đôi khi nói nhưng không kịp suy nghĩ. Nói lè nhè, líu nhíu và không có nội dung gì cả, câu sau lặp lại câu trước rất nhiều lần... khi đó, khả năng cao là khách đã ngà ngà say rồi.

Đột nhiên “kiếm chuyện” với người lạ

Có hành động hay lời nói cợt nhã, tán tỉnh hay mời rượu người khác vô tội vạ, đập phá đồ đạc, quát lớn... cũng tố cáo dấu hiệu quá chén của một người.

Ngoài ra, nấc cụt, ngủ gục trên bàn, bấm điện thoại liên tục và nói vớ vẩn giữa đêm khuya, gọi và uống liên tục... cũng có thể là triệu chứng để nhận biết tình trạng của khách.


Bartender hay nhân viên phục vụ cần làm gì khi đó?

- Luôn kiểm soát lượng cồn khách dung nạp vào cơ thể ngay khi vào quán

- Lờ đi hoặc kiên quyết từ chối phục vụ thêm rượu khi nhận thấy khách đang có dấu hiệu quá chén

- Phục vụ miễn phí thêm nước lọc ấm, nước chanh nóng hay trà gừng giúp khách giải rượu nhanh

- Nhờ sự trợ giúp của người đi cùng là bạn bè hay người thân can ngăn, khuyên ngưng uống khi cần

- Nhờ sự trợ giúp hoặc hỏi ý kiến quản lý trước khi xử lý vấn đề vượt ngoài quyền hạn của mình, cụ thể là từ chối phục vụ và mời khách ra khỏi quán. Tag: thiet ke karaoke

- Gọi người nhà hoặc gọi giúp taxi đưa khách về nếu tình trạng trở nên tệ hơn, tức khách không còn đủ tỉnh táo để xử lý vấn đề

- Với những khách mới, giới thiệu cho họ những đồ uống ít cồn hay không cồn nếu được, điều này không chỉ khiến khách hài lòng mà còn giữ họ ở lại lâu hơn với quán

- Với khách quen, ghi nhớ thói quen của khách và linh hoạt tư vấn thêm các loại thức uống mới, ít cồn hoặc không cồn đan xen sẽ giúp giảm nồng độ cồn dung nạp vào cơ thể, giảm khả năng say hay quá chén.

- Trường hợp khách vẫn kiên quyết đòi được phục vụ loại rượu đó - hãy mang đến cho họ đồ uống khác, có màu và vị trông na ná như order nhưng nồng độ giảm xuống đáng kể, tất nhiên, người say thường không để ý và đủ tỉnh táo để phát hiện ra điều này, lý do cho hành động của nhân viên cũng chỉ mang ý tốt, tránh để khách say mất kiểm soát hành vi...

Sự thật là không vị khách nào tìm đến quán bar hay quầy rượu để say. Chỉ khi họ bị ức chế một vấn đề gì đó mà không giải quyết hay giải bày được thì mới tìm đến rượu. Lúc này, việc kiểm soát liều lượng uống của mình là khá khó khăn, thậm chí không thể. Hành động của người làm dịch vụ có tâm là nhận biết và tìm cách giảm sự hưng phấn cũng như “cơn khát rượu” bất đắc dĩ của họ. Áp dụng 7 dấu hiệu nhận biết khách của bạn đã quá chén mà Hoteljob.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp nhân viên dễ dàng hơn trong phán đoán và xử lý vấn đề.

Nguồn: hoteljob.vn