Credit Scoring là một khái niệm mà ai khi đi vay tiền tại các ngân hàng sẽ được nhân viên ngân hàng nhắc đến, và có thể bạn sẽ bị từ chối cho vay vì điểm tín dụng thấp.


Credit Score
Credit Scoring là gì?

Credit Scoring là một hệ thống chấm điểm được thực hiện bằng những phân tích thống kê bởi người cho vay và các tổ chức tài chính nhằm mục đích đánh giá mức độ uy tín tín dụng của một cá nhân hay một tổ chức, công ty. Credit Scoring sẽ giúp cho người cho vay có được cái nhìn tổng thể và khái quát để đưa ra quyết định cho vay hay không, thời gian vay dài hay ngắn và lãi suất là bao nhiêu,…. Điểm tín dụng này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới những hoạt động giao dịch tài chính như cho vay tín chấp, thế chấp, vay tư nhân, thẻ tín dụng, mua sắm trả góp, hạn mức cho vay,…. Chính vì vậy các hoạt động liên quan đến lịch sử thanh toán, số tiền nợ, thời hạn vay, các khoản vay mới, các khoản vay được sử dụng… sẽ có ảnh hưởng rất nhiều khi chấm điểm tín dụng. Credit Scoring được đánh giá trên thang điểm thấp nhất từ 300 đến 850 là điểm cao nhất và được áp dụng trên toàn thế giới

Thang điểm tín dụng

5 tiêu chí đánh giá Credit Scoring

Lịch sử thanh toán (35%)

Lịch sử thanh toán chính là tiêu chí chiếm tỉ lệ phần trăm điểm cao nhất với 35% tổng điểm Credit Scoring. Khi bạn có một khoản vay, việc thanh toán đúng hạn và không để khoản âm trong tài khoản thì đây chính là yếu tố giúp cho điểm tín dụng của bạn được đánh giá cao. Những hoạt động thanh toán gần đây sẽ có giá trị cao hơn những hoạt động thanh toán về trước. Việc một cá nhân hay tổ chức tuyên bố phá sản sẽ kiến cho điểm tìn dụng của bạn bị giảm sút đáng kể.

Số tiền nợ và hạn mức tín dụng (30%)

Credit Scoring sẽ bị ảnh hưởng bởi số tiền nợ và hạn mức tín dụng của bạn. Yếu tố này bao gồm tỷ lệ sự dụng nợ của bạn đó là tổng số tiền bạn nợ chia cho tổng số tiền bạn đã vay. Khoản nợ chưa thanh toán của bạn bao gồm mọi dòng tín dụng bạn sở hữu – thẻ tín dụng, khoản vay tự động, thế chấp,… và các khoản tín dụng khác. Tỷ lệ sử dụng nợ thấp sẽ giúp cho điểm tín dụng của bạn có điểm số cao hơn.

Thời gian tốn tại của tài khoản(15%)

Một trong những tiêu chí đánh giá Credit Scoring chính ta sự tồn tại của tài khoản ngân hàng của bạn. Việc một tài khoản ngân hàng của bạn dù mở hay đóng cũng đều góp phần làm tăng điểm tín dụng của bạn. Tài khoản của bạn càng lâu, lượng giao dịch càng nhiều đồng nghĩa với việc điểm của bạn sẽ càng cao. Hay bạn có thời gian dài sử dụng các dịch vụ tín dụng, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm để quản lí nợ cũng là một yếu tố giúp cho bạn gia tăng điểm số.

Các loại tín dụng (10%)

Credit Scoring được tăng điểm dựa vào việc bạn có sử dụng dịch vụ tín dụng bao giờ không. Có rất nhiều loại tín dụng khác nhau như thẻ tín dụng, tín dụng trả góp, thế chấp,…. Việc bạn sử dụng nhiều loại tín dụng và quản lí các khoản nợ này tốt cho thấy bạn là ngươi có khả năng chi trả, khả năng quản lí nhiều loại tín dụng khác nhau. Nó sẽ góp phần hạn chế rủi ro về các dịch vụ tín dụng trong tương lai của bạn.

Xem thêm: Blockchain dịch vụ ứng dụng trong doanh nghiệp có lợi ích gì ?

Các khoản tín dụng mới (10%)

Tiêu chí cuối cùng để đánh giá điểm Credit Scoring chính là các khoản tín dụng mới. Tất cả các khoản tín dụng mà bạn đăng kí dù có được chấp thuận hay không nó sẽ được ghi lại. Nếu các khoản tín dụng này nhiều, và lượng chấp thuận nhiều đồng nghĩa với việc điểm của bạn sẽ tốt và ngược lại. Các khoản tín dụng mới sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với những khoản tín dụng trong lịch sử.

Như vậy có thể nói, Credit Scoring là một yếu tố quan trọng đối với cả người vay và người cho vay. Chính vì vậy việc mỗi các nhân hay tổ chức thực hiện bất kì hành vi thanh toán nào đều phải hết sức cẩn trọng để đạt được số điểm tín dụng tốt.