Dấu hiệu đau phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn, cơn đau tăng dần và kéo dài khoảng 60 phút,... Sỏi túi mật dù không quá nguy hiểm nhưng nếu để nặng có thể gây ra ...

Bệnh sỏi túi mật rất phổ biến hiện nay, có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật bài viết sẽ chia sẻ các dấu hiệu nhận biết bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả ....



Sỏi túi mật là gì ?

Sỏi túi mật (sỏi mật) là những viên rắn có chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Kích thước của sỏi túi mật có khi chỉ nhỏ vài milimet nhưng cũng có thể lớn đến vài centimet và chúng có thể cứng hoặc mềm. Sỏi có thể hình một viên hoặc nhiều viên trong mật. Người ta cho rằng bệnh sỏi túi mật cũng có thể mang tính di truyền.

Ở các nước phương Tây, đa số sỏi túi mật được tập hợp chủ yếu là từ cholesterol. Còn ở Việt Nam, bệnh nhân bị sỏi mật thì đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Bệnh sỏi túi mật rất phổ biến hiện nay, có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi túi mật hơn nam giới vì sự ảnh hưởng của hormone estrogen lên quá trình tạo mật. Những người thừa cân, béo phì hoặc đang cố gắng giảm cân nhanh chóng cũng có khả năng bị sỏi túi mật. Bên cạnh đó, nếu người trong gia đình bị sỏi túi mật, thì bạn cũng có khả năng bị sỏi túi mật.

Biểu hiện của sỏi túi mật

Sỏi túi mật thường diễn biến âm thầm và không có biểu hiện rõ ràng nên rất nhiều bệnh nhân không biết mình bị sỏi túi mật cho đến khi họ làm xét nghiệm vì một bệnh lý nào đó và được bác sĩ phát hiện có sỏi mật.

Tuy nhiên, khi sỏi nhiều, to hoặc di chuyển làm tắc ống mật, những cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện. Những cơn đau này thường xảy ra trong trường hợp túi mật bị co thắt đột ngột (khi bạn ăn quá nhiều thịt hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc do động tác co thắt túi mật làm sỏi dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường ống mật.

Các cơ đau thường xuất hiện phổ biến ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn, cơn đau tăng dần và kéo dài khoảng 60 phút, mức độ giảm dần suốt vài giờ tiếp theo. Cảm giác đau có thể rất dữ dội, dai dẳng hoặc nhức nhối và căng phồng. Nhiều trường hợp khác cơn đau lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải. Khi đau có thể kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn. Khi cơn đau thuyên giảm, là lúc túi mật trở lại trạng thái bình thường.

Sỏi túi mật có nguy hiểm không ?

Sỏi mật trong túi mật thường không gây ra vấn đề gì. ... Nếu sự di chuyển của chúng dẫn đến tắc nghẽn bất kỳ ống dẫn nào nối giữa túi mật, gan hoặc tuyến tụy với ruột, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Sự tắc nghẽn của ống mật có thể khiến các enzyme mật hoặc tiêu hóa bị mắc kẹt trong ống dẫn.

Sỏi túi mật dù không quá nguy hiểm nhưng nếu để nặng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp...



Vậy bị sỏi túi mật có cần mổ không?

Đa số các trường hợp sỏi túi mật không nhất thiết phải mổ. Tuy nhiên, nếu sỏi di chuyển làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc gây viêm túi mật tái diễn hoặc khi sỏi chiếm 2/3 túi mật làm mất khả năng co bóp, tống xuất dịch mật, thì bệnh nhân phải phẫu thuật cắt túi mật để phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe khác có thể xảy ra.

Việc phẫu thuật cắt túi mật không quá phức tạp nhưng nếu phẫu thuật, bạn sẽ có có nguy cơ phải đối diện với một số biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, tổn thương đường mật, xuất huyết, rò dịch mật… Nhưng những biến chứng này hiếm khi xảy ra.

Đặc biệt, nhiều trường hợp sau mổ gặp phải hội chứng sau cắt túi mật (PCS) với các triệu chứng tương tự lúc chưa phẫu thuật như đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy kéo dài. Vì sau khi cắt túi mật, sỏi vẫn có khả năng phát triển ở ống mật chủ hoặc đường ống dẫn mật nằm trong gan. Do những rủi ro kể trên, nhiều bệnh nhân luôn băn khoăn không biết nên sống chung với bênh hay phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Ngoài ra, hiện nay, nếu khôn phẫu thuật, bạn có thể áp dụng dùng thuốc hòa tan sỏi mật. Bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc Actigall (Ursodiol) để điều trị sỏi túi mật cholesterol có kích thước dưới 1,5cm. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp bệnh nhân phải mất vài tháng hoặc thậm chí cả năm sỏi mới có thể tan hết. Nhưng nếu bạn bị sỏi sắc tố mật hoặc sỏi đã bị vôi hóa thì phương pháp điều trị này thường không hiệu quả.

Các biện pháp phòng tránh và điều trị sỏi túi mật

Để không phải đối diện với bệnh sỏi mật rồi băn khoăn không biết nên mổ hay không, tốt nhất là chúng ta nên phòng bệnh ngay từ đầu. Vệc phòng ngừa bệnh sỏi mật không hề khó, bạn có thể áp dụng 4 phương pháp sau:

1. Ăn đủ bữa: thói quen bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. Do đó, bạn cần phải cố gắng ăn đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng.

thực phẩm nên ăn để phòng ngừa sỏi túi mật

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: nên xây dựng thực đơn các bữa ăn đầy đủ và cân đối dinh dưỡng kiềm hóa cơ thể và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol. Bổ sung thêm nhiều rau củ quả cho cơ thể.

3. Kiểm soát cân nặng và không nên nôn nóng trong việc giảm cân: người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn người có chỉ số cân nặng hợp lý. Thêm nữa, nếu bạn có cân nặng quá khổ và đang giảm cân thì bạn phải thực hiện giảm từ từ và giảm cân một cách hợp lý, vì việc sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Tốt nhất là bạn nên giảm khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần.

4. Thường xuyên vận động thể lực: vận động nhiều, tập thể dục thể thao trong khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày và hạn chế ngồi nhiều sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh sỏi mật rất đáng kể.

Nhiều người bị sỏi mật băn khoăn không biết sỏi túi mật có cần mổ không là điều rất dễ hiểu, vì việc phẫu thuật sỏi mật đôi khi có thể để lại biến chứng. Nếu sỏi mật chưa nghiêm trọng và có thể uống thuốc để tan sỏi thì bạn có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu sỏi mật đã gây biến chứng thì cần phẫu thuật để bệnh không tiến triển trầm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm về Polyp túi mật