Chất liệu lụa, sa tanh, gấm thường làm tăng cảm giác sang trọng cho những căn phòng trang trí mang tính chất quý phái, cổ điển. Vải thô, trơn một màu hoặc hoa nhẹ rất thích hợp làm rèm cửa cho những căn phòng có hình thức hiện đại. Vải sọc cũng có thể dùng làm rèm cửa khi bạn biết cách dùng đồng bộ trong không gian phòng: sàn gỗ lát tấm nhỏ, giường và bàn ghế cũng phủ vải sọc cùng tông màu.

Xem thêm các bài viết khác về các loại rèm của chúng tôi tại màn sáo


Nhung và gấm là mặt hàng được ưa chuộng để làm rèm, vì có màu sắc dễ chịu, độ dày, rủ cao. Nhung và gấm thường ráp, nặng, dày, có độ bền cao. Các loại vải thô cũng là mặt hàng làm rèm ưa chuộng. Nhiều loại vải gấm, tuyn, láng có hoa văn, họa tiết thích hợp với căn phòng kiểu truyền thống.

Xem thêm các bài viết khác về các loại rèm của chúng tôi tại https://mannghethuat.vn/

Rèm hai lớp cho phép ngăn ánh sáng theo từng nhu cầu sáng tối khác nhau. Vải dày chắn sáng tốt. Người ta có thể may thêm một lớp lót vào vải rèm để tăng tác dụng ngăn sáng của vải.

Để bộ rèm cửa thêm sinh động, bạn có thể kết hợp hai loại vải khác nhau: vải dày để dùng khi cần kín đáo, tối, vải mỏng khi chỉ muốn che thưa thoáng, để lọt sáng tương đối. Về màu sắc, cũng có thể kết hợp hàng trơn với hàng có hoa, tuy nhiên đứng dùng màu quá đối chọi.

Xem thêm các bài viết khác về các loại rèm của chúng tôi tại màn gỗ

Chỉ một vài tấm rèm cửa được treo lên, bạn sẽ cảm thấy căn nhà trở nên đầm ấm, sinh động và đầy không khí vui tươi
Không có loại vải nào (ngay cả dày như nhung, gấm) là kín hoàn toàn khi soi lên ánh sáng. Ở vị trí cửa về hướng nắng, nên dùng loại vải dày, sẫm màu, may hai lớp, có lớp lót bằng vải thô màu sáng để tăng cường tín chắn sáng. Cửa sổ về nơi quá ồn cũng ên làm vải dày tăng thêm tác dụng cách âm. Loại rèm bằng voan mỏng thích hợp với những ô cửa sổ ở cị trí râm mát, cần lấy gió nhẹ thoảng vào trong phòng.