1) Khái Niệm
Dòng điện xoay chiều được định nghĩa là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.
2) Chu Kỳ Và Tần Số
Chu kỳ của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là T) là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, đơn vị được bằng giây (s).
Tần số của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là F) là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây, đơn vị được tính bằng Hz.
Công thức: F=1/T
3) Pha Của Dòng Điện Xoay Chiều
Nhắc đến pha của dòng xoay chiều, người ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều có cùng tần số .
  • Hai dòng điện xoay chiều cùng pha: là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau;
  • Hai dòng điện xoay chiều lệch pha: là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau;
  • Hai dòng điện xoay chiều ngược pha: là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.

4) Biên Độ
Là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều. Biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ.
5) Giá Trị Hiệu Dụng
Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử.
6) Công Suất
Công suất của dòng điện xoay chiều (kí hiệu là P) phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên.
P=U.I.cosα (W)
Trong đó:
  • U là điện áp;
  • I là dòng điện;
  • α là góc lệch pha giữa U và I.