Hiện nay, một số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam truyền thống được đông đảo mọi người biết tới như : Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…Tuy nhiên, vì một sô lý do nên Hàn Quốc đang thắt chặt sự quản lý cũng như thủ tục để xuất khẩu lao động. Với Nhật Bản, đây là một đất nước thu hút và nhiều tiềm năng về mọi mặt, không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Chính do đó, xuất khẩu lao đông sang Nhật được Bộ LĐTBXH đặc biệt quan tâm, có định hướng cho giai đoạn những năm tiếp theo.



1. Thực hiện mục tiêu XKLĐ Nhật Bản đề ra của năm 2019
Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, số doanh nghiệp công ty có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 328 công ty. Một số doanh nghiệp đang trong thời gian chờ đợi, kiểm tra điều kiện để được cấp phép.

Mới trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt 66,983 lao động (trong đó lao động nữ 18,995 người). Đó là theo tổng hợp của cục QLLĐNN. Kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2019 là 120,000 lao động. Mục tiêu đặt ra cho năm 2019 đã đi được một nửa quãng đường, và hé mở nhiều thuận lợi phía trước.

Mới đây, ngày 1/7/2019 chính phủ 2 nước đã tiến hành cùng nhau đàm phán, ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOC) giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Nhật Bản. Theo bản ghi nhớ này, đề cập tới nội dung của phái cử lao động kỹ năng đặc định sang Nhật Bản làm việc. Đây được xem là điểm mới và mở ra cơ hội lớn cho NLĐ người Việt.

2. Nhật Bản có những thay đổi chính sách về tiếp nhận lao động nước ngoài để phù hợp với tình hình thực tại.
Dân số người Nhật già hóa ngày càng cao, trong khi tỷ lệ sinh giảm. Nhu cầu giải quyết việc làm trong xã hội không ngừng đề cập và sự thiếu hụt lao động trong độ tuổi. Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện vấn đề trên thông qua con đường ngoại giao, quan hệ hợp tác với một số quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Họ cho phép tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đến năm 2025 và lao động có thể gia hạn đến 10 năm, thậm chí có thể xin được visa vĩnh trú.
Theo Nikkei Asian Review ngày 9 tháng 11 năm 2018 đưa tin, để thu hút lao động nước ngoài tới Nhật Bản làm việc, Nhật Bản đã xây dựng dự luật. Các nhà làm luật Nhật Bản đã đề nghị chính phủ Nhật, phải có trách nhiệm dạy tiếng Nhật cho lao động nước ngoài. Trước đó, dự thảo trình lên quốc hội kế hoạch cải tổ chính sách nhập cư, đón 500 nghìn lao động nước ngoài đến 2025. Nhật Bản sẽ mở rộng thêm thêm hai loại thị thực mới cho các lao động kỹ thuật cao và thấp trong 14 lĩnh vực.
>>> Xem thêm danh sách đơn hàng kỹ sư đi Nhật 2020
Ngoài ra, chính quyền nước này dự kiến điều chỉnh hệ thống bảo hiểm y tế, trước lo ngại của các công ty về chi phí y tế sẽ tăng và ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động nước ngoài. Vấn đề trên cũng được ủng hộ và xem như là một dự thảo thay đổi tích cực của Nhật Bản.
Chính phủ 2 nước trong giai đoạn tiếp theo sẽ còn những điều chỉnh về chính sách, để phù hợp và tình hình thực tại cho người lao động nước ngoài tới làm việc. Mặc dù số lượng tiếp nhận tăng mạnh, nhưng việc quản lý của chính phủ Nhật Bản luôn chặt chẽ và nghiêm chỉnh. Xuất khẩu lao động sang Nhật được đánh giá là điểm sang cho Việt Nam trong năm 2020 tới đây.