Nhu cầu tiếp nhận lao động ở các thị trường hiện nay rất rộng mở. Tuy nhiên, đã đến lúc Việt Nam nên lựa chọn, chọn lọc thị trường minh bạch và có thu nhập tốt, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc tại nước ngoài, đồng thời, hài hòa giữa số lượng người lao động đưa đi và người lao động trong nước. Trong những năm qua, nổi bật là thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật luôn chiếm được cảm tình cũng như số lượng lớn lao động so với các thị trường khác.





I. Tình hình xuất khẩu lao động tại Nhật trước và nay

Nhật Bản không tiếp nhận lao động tay nghề thấp, mà chỉ tiếp nhận lao động thực tập để nâng cao kỹ năng tay nghề (gọi là Thực tập sinh). Việt Nam đã đưa TTS sang Nhật Bản từ năm 1992. Đến nay, được Bộ lao động thương binh xã hội chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo và tăng cường công tác quản lý, số lượng thực tập sinh đưa đi hàng năm ngày càng tăng lên rõ rệt.

Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động người Việt đang thực tập tại Nhật Bản khoảng 126.000 người. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc có số lao động đang thực tập sinh tại Nhật đông nhất.

Bước sang năm 2020, số lượng lao động làm việc ở Nhật dự báo sẽ tiếp tục tăng, do dự luật đã chính thức được Thượng viện Nhật Bản thông qua và có hiệu lực từ tháng 7.2019, có tên gọi là Lao động kỹ năng đặc định.

II. Đánh giá thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật


Nhật Bản được coi là thị trường tiềm năng lớn của Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ, người lao động không những được học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng tay nghề mà còn lĩnh hội được phong cách làm việc của Nhật Bản
Pháp luật ở Nhât Bản sẽ đảm bảo cho người lao động có những quyền lợi tốt nhất, thời gian làm việc chính xác, các ngày lễ được nghỉ đúng theo quy định. Khi làm việc ở Nhật Bản, TTS được đóng bảo hiểm lao động, được công ty chuẩn bị chỗ ở và hỗ trợ trong quá trình làm việc.
Rõ ràng, cơ hội xuất khẩu lao đông sang Nhật 2020 là rất hấp dẫn. Tuy nhiên, để trúng tuyển vào các đơn hàng cũng là thách thức đối với lao động Việt. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo là chìa khóa để ổn định và mở rộng thị trường. Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành của Việt Nam phải có những biện pháp, áp dụng xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực trong XKLĐ để bảo vệ quyền lợi người lao động và phát triển bền vững thị trường.