Sáp nhập công ty cổ phần là gì? Sáp nhập công ty cổ phần bao gồm những vấn đề pháp lý nào và làm thế nào để hoàn thiện thủ tục sáp nhập công ty? Khá nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này và khách hàng là những doanh nghiệp theo loại hình công ty cổ phần đều mong muốn được giải đáp để hiểu sâu hơn khi gặp vướng mắc. Để tìm hiểu kỹ về nội dung hay cách thức sáp nhập công ty cổ phần, Công ty Tư vấn Việt Luật chúng tôi giải đáp một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Thủ tục sáp nhập công ty cổ phần khá phức tạp, khách hàng cần phải được tư vấn kỹ càng và chặt chẽ hơn để có thể giải quyết được. Với năng lực và trình độ, kinh nghiệm lâu năm và phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên, luật sư tại Việt Luật chúng tôi tự tin rằng tất cả những thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp một cách thỏa đáng. Hơn thế, khi khách hàng yêu cầu sử dụng dịch vụ tại Việt Luật sẽ tiết kiệm khoản lớn về thời gian để tìm tòi và chi phí phát sinh khi tự mình làm thủ tục sáp nhập công ty cổ phần.

Dịch vụ tư vấn sáp nhập Công ty cổ phần.

1. Tư vấn Việt Luật về sáp nhập công ty cổ phần
- Tư vấn sơ bộ những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần;
- Tư vấn thủ tục và điều kiện sáp nhập Công ty cổ phần
- Tư vấn thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông của từng công ty để thông qua nội dung sáp nhập công ty;
- Tư vấn hợp đồng sáp nhập và thông qua các nội dung sáp nhập
- Tư vấn về cơ cấu hoạt động của Công ty cổ phần được sáp nhập
- Tư vấn phương án sử dụng lao động sau đối với công ty bị sáp nhập và công ty được sáp nhập sau khi thực hiện thủ tục sáp nhập Công ty cổ phần
- Tư vấn thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành cổ phần, trái phiếu của công ty sáp nhập
- Tư vấn thời hạn thực hiện sáp nhập
- Tư vấn về Công ty cổ phần được sáp nhập, bao gồm: ngành nghề vốn điều lệ, cơ cấu vốn góp giữa các cổ đông, người đại diện trước pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt đông của Công ty cổ phần được sáp nhập…
- Tư vấn xây dựng Điều lệ Công ty cổ phần được sáp nhập
- Tư vấn các vấn đề về thuế trong quá trình sáp nhập Công ty cổ phần, như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp …
- Tư vấn về những vấn đề thường vướng mắc, những tranh chấp thường phát sinh trong quá trình sáp nhập và cách thức hạn chế những vướng mắc, những tranh chấp đó
- Tư vấn chấm dứt tồn tại của Công ty cổ phần bị sáp nhập.
2. Tiến hành các thủ tục sáp nhập công ty cổ phần theo đại diện uỷ quyền của Việt Luật
hotQuý khách hàng chỉ cần bản sao CMND hoặc hộ chiếu của thành viên tham gia
ho-so-thanh-lap-cong-ty
Tiến hành các thủ tục sáp nhập công ty cổ phần theo đại diện uỷ quyền của Việt Luật
Công ty Tư vấn Việt Luật đại diện cho Quý khách tiến hành các thủ tục sáp nhập tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
3.1. Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập công ty
Quý khách hàng tham khảo chi tiết về hồ sơ sáp nhập công ty cổ phần do Việt Luật cung cấp tại đây.
Hồ sơ cơ bản bao gồm:
1.Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là cổ đông sở hữu trên 65% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập, nếu không thì phải nộp kèm
Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
4. Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc sáp nhập công ty cổ phần
5.Danh sách cổ đông sáng lập công ty do cổ phần lập
6.Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
7.Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập,
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp cổ đông sáng lập là pháp nhân.
8.Bản sao hợp pháp các chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân đối với công ty cổ phần khi kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
9. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
10. Các văn bản giấy tờ khác có liên quan.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3.2 Các bước tiến hành thủ tục sáp nhập công ty tại cơ quan nhà nước
• Bước 1: Thực hiện thủ tục hành chính cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định như đã nêu trong mục 1
• Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Kế hoạch và Đầu tư.Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
o Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, viết giấy hẹn thời gian trả kết quả
o Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức, công dân hoàn thiện bổ sung.
• Bước 3: Nhận kết quả theo giấy hẹn tại sở kế hoạch và đầu tư.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Lưu ý:
Nếu sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập sẽ chiếm thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất; đồng thời, không được sáp nhập mà dẫn đến công ty nhận sáp nhập chiếm thị phần hơn 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật Cạnh tranh có quy định khác

View more random threads: