Từ lâu karaoke đã trở thành một chương trình không thể thiếu trong mọi cuộc vui. Nhưng một vài bạn thì ngại đi hát vì tự ti về giọng mình. Sợ bị chê. Đừng lo ! Hôm nay SEAMI sẽ chia sẻ bí quyết làm sao hát hay hơn.


1. Chọn đúng bài tủ

Một số bạn lại rơi và trường hợp éo le, lúc đầu năng nổ, xung phong cầm mic nhưng chỉ hát được nửa bài rồi buông vì bài khó hát quá. Đó là do bạn chưa chọn đúng bài tủ. Các bài hát bạn muốn hát nhưng đó không phải tone của bạn, không nằm trong khoảng âm vực của bạn.Hay thể loại nhạc không phù hợp với giọng bạn. Từ đó tạo nên một phần trình diễn quá sức so với bạn. Đừng chọn một bài hát “khó nhằn” dù bạn rất thích bài hát đó hay chỉ vì “ham muốn” được thể hiện.

Vậy bài tủ là bài như thế nào ? Để chọn được một bài tủ, bạn nên hát thử xem với những nốt cao bạn có thể hát được mà không phải gào lên không? Với những nốt thấp bạn có thể hát được mà không bị mất giọng hay lạc giọng không? Đồng thời bài tủ phải là 1 bài hát mà bạn thuộc cả giai điệu, nhịp điệu và cả lời nữa

2. Hãy nghe bài tủ nhiều lần

Nghe bài tủ nhiều lần sẽ đảm bạn bạn ghi nhớ giai điệu và nhịp điệu của bài hát đó. Đặc biệt là lời bài hát chắc chắn bạn cần phải thuộc. Đừng nghĩ rằng hát karaoke đã có chữ rồi, mình không cần thuộc lời đâu. Nếu đã thuộc lời rồi, khi bạn hát bạn sẽ không cần phải bận tâm đế việc tiếp theo mình sẽ hát từ nào, câu nào hoặc ngồi đọc dòng chữ chạy trên màn hình. Lúc đó não của bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để điều chỉnh câu chữ , điều chỉnh hơi, thực hiện các kĩ thuật sao cho hát đúng cao độ, khẩu hình,v.v…. Việc nghe bài tủ nhiều lần và chú ý , sẽ giúp bạn phát hiện ra được chỗ đó ca sĩ sẽ xử lý như thế nào mà mình bắt chước. Tag: thi cong bar

3. Hát theo ca sĩ

Sau khi nghe nhiều lần, đừng ngại hát theo ca sĩ. Cứ tự tin hát theo và bắt chước cách xử lý ca từ củ ca sĩ sẽ giúp bạn cải thiện giọng hát rất nhiều. Ngoài ra việc hát theo còn giúp bạn ghi nhớ nhạc nền để biết được phải bắt đầu hát lúc nào, sau đoạn gian tấu,v.v…

4. Luyện tập các kỹ thuật cơ bản trong thanh nhạc

Sau khi đã nắm được giai điệu, cách hát, lời bài hát , chúng ta bắt đầu trau chuốt hơn về giọng hát bằng cách luyện tập các kỹ thuật cơ bản trong thanh nhạc. Cụ thể như cách lấy hơi, các mở khẩu hình, nhả chữ và phát âm.

Theo giảng viên thanh nhạc tại học viện âm nhạc – SEAMI cho biết : “Nếu các bạn không lấy hơi đúng cách thì mình sẽ không có đủ hơi để hát lên những nốt cao và tiếng của bạn không được vang , to và xốp. Vì vậy việc lấy hơi trong ca hát rất quan trọng.” Tag: mẫu phòng bar

Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập lấy hơi được hướng dẫn bởi giảng viên thanh nhạc tại học viện âm nhạc.

5. Luyện bài hát trước ở nhà:

Nếu cứ hát theo giọng thu sẵn của ca sĩ, bạn sẽ không biết cách tự làm chủ giọng hát của mình. Tìm trên youtube các bản karaoke hoặc instrumental (nhạc nền không lời) của những bài hát mà bạn yêu thích, sau đó nghe và hát theo mỗi khi có dịp: Hát lúc rảnh rỗi; hát trong khi lau dọn, làm việc nhà; hoặc thậm chí hát trong nhà tắm…Thử thu âm giọng hát của bạn, sau đó nghe lại và đánh giá xem giọng của bạn như thế nào?

6. Cuối cùng hãy bảo vệ giọng của mình

Vui thôi đừng vui quá . Hãy nhớ bảo vệ giọng hát của mình các bạn nhé. Hát chứ không phải gào, cứ hát vừa sức mình. Uống nhiều nước nhưng hạn chế các chất kích thích và có cồn khi đi hát. Không nên hát liên tục nhiều bài mà nên nghỉ ngơi sau khi hát 1, 2 bài rồi hãy hát tiếp. Tag: thi công karaoke