Những mẹ bầu lần đầu mang thai chắc còn xa lạ với thuật ngữ thai máy. Nhưng nếu tìm hiểu rồi, mẹ sẽ thấy đây là một trong những tín hiệu đáng mừng và vô cùng ý nghĩa trong thai kỳ.
1. Thai máy là gì?
Nói đơn giản thì thai máy là những cử động của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ. Những cú huých tay, đạp chân, quẫy tay, lộn vòng… của em bé chính là thai máy. Thai máy chính là một biểu hiện rõ rệt của một thai nhi khỏe mạnh, hiếu động ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đồng thời, thai máy cũng chính là phương tiện để bé phản ứng lại với âm thanh, ánh sáng, thậm chí là thực phẩm mà mẹ ăn vào trong suốt thai kỳ.
Mỗi em bé sẽ có những hành động khác nhau khi còn trong bụng mẹ nên các mẹ bầu sẽ cảm nhận về thai máy không giống nhau. Tương tự như vậy, thời gian diễn ra thai máy, vị trí thai máy cũng khác nhau ở mỗi người.
Thông thường thì từ tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên. Nhưng lúc này em bé còn rất nhỏ, cử động lại vô cùng yếu ớt nên mẹ sẽ không cảm nhận được cử động. Đến tam cá nguyệt thứ hai, khi mà bé đã cứng cáp hơn, hiếu động hơn thì mẹ hoàn toàn cảm nhận rất rõ rệt các cử động của bé ở trong bụng.
Ngoài ra, việc cảm nhận được thai máy nhiều hay ít, rõ hay mờ nhạt lại còn phụ thuộc vào độ dày của thành bụng mẹ, lượng nước ối nhiều hay ít nữa các bạn ạ.
2. Thai máy ở vị trí nào?
Như đã nói ở trên, thai máy ở mỗi mẹ bầu là không giống nhau nhưng thông thường thì thai máy sẽ diễn ra vào thời gian từ 21h đến 1h sáng, khi mẹ đi vào giấc ngủ hoặc lúc mẹ vừa ăn xong. Lý giải cho hiện tượng này, các bác sĩ sản khoa cho biết đó là thời điểm mà lượng đường trong máu mẹ thay đổi, hoạt động của bé sẽ tăng lên. Thêm vào đó, khi mẹ ngủ nằm nghiêng sang bên trái, lượng máu cung cấp đến cho bé tăng lên, vì vậy bé sẽ đạp nhiều hơn.
Thai máy có thể diễn ra ở bất cứ đâu, phổ biến nhất là ở phần bụng dưới và phần bụng phải. Mỗi ngày, một em bé khỏe mạnh sẽ đá khoảng 15-20 lần vào bụng mẹ. Đến cuối thai kỳ, bé sẽ di chuyển khoảng 30 lần/ giờ.
Đính kèm 2265
>>> xem thêm: siêu âm thai 6 tuần
3. Phân biệt thai máy và sôi bụng:
Các mẹ bầu rất dễ nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng này bởi khi mang thai, mẹ có thể gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó có sôi bụng.
Khi bị sôi bụng, mẹ có cảm giác như nước đang sôi lên, nghe được cả âm thanh từ trong bụng. Hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn và mang đến cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
Còn thai máy cũng tạo cảm giác như sủi nước bên trong bụng, tuy nhiên lại không khiến mẹ khó chịu. Hiện tượng này lại xảy ra rải rác trong ngày.
4. Thai máy bao nhiêu là tốt:
Đây sẽ là những kiến thức giúp mẹ theo dõi được thai máy thật tốt. Theo các chuyên gia, từ tháng thứ 4 trở đi là mẹ đã cảm nhận được rất rõ thai máy. Đến tuần thứ 30 trở đi, thai máy sẽ rất mạnh mẽ, mỗi ngày trung bình bé có thể vận động 130 lần.
Sẽ có 4 trạng thái thai máy khác nhau như sau:
- Thứ nhất là tĩnh lặng, không có cử động, tim thai ít dao động. Trạng thái này phải theo dõi bằng máy mới biết được.
- Thứ hai là cử động thường xuyên. Nếu dùng máy thì bác sĩ còn thấy được cả cử động nhanh của mắt và dao động.
- Thứ ba là cử động mắt liên tục, không cử động thai và tim thai cũng không gia tăng.
- Và cuối cùng là cử động của thai kèm cử động mắt, gia tăng tim thai.
Những mẹ bầu khi đã mang thai lần hai sẽ cảm nhận được thai máy sớm hơn, rõ hơn so với mẹ mang thai lần đầu. Và thai máy luôn được xem là một biểu hiện để xem bé có khỏe mạnh hay không. Nếu thai máy quá ít, dưới 10 chuyển động trong vòng 4 giờ thì mẹ hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Nhưng nếu thai máy trên 20 lần/giờ thì mẹ cũng cần hết sức cẩn thận. Theo các chuyên gia, lúc này có thể mẹ đang căng thẳng, cần được nghỉ ngơi. Khi nằm nghỉ rồi mà tình trạng không thuyên giảm thì mẹ cần đi kiểm tra ngay nhé.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.
>>> tham khảo: chi phí khám phụ khoa
siêu âm thai 25 tuần