Tại làng Địa Lợi (thuộc thôn 5 và 6 của xã Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh), những thanh niên mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ đang tiên phong đi đầu trong phát triển các mô hình kinh tế, đem lại nét tươi mới trên vùng quê một thời bom đạn.


Vượt qua con đường đất tạm bợ, gập gềnh dài gần 1km, chúng tôi có mặt tại trang trại của anh Phan Văn Chung (SN 1986, thôn 6, xã Hương Thủy). Đây là một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của làng Địa Lợi, kết hợp nuôi gà lai chọi và trồng cam, bưởi, cho thu nhập cao.

Anh Phan Văn Chung cho biết: “Sau 5 năm làm ăn, kiếm sống ở nhiều nơi nhưng không thể tìm được sự ổn định, giữa năm 2014, vợ chồng quyết định về quê lập nghiệp, tận dụng những thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế vườn đồi”. Tag: phòng bệnh trên tôm thẻ

Với suy nghĩ vừa làm cho mình vừa góp phần củng cố thương hiệu, tạo danh tiếng cho đặc sản quê hương, anh lên kế hoạch trồng các loại cây ăn quả tại trang trại. Dù thời điểm này phải đối mặt nhiều khó khăn như: địa hình dân cư thưa thớt, hệ thống giao thông hạn chế, phải sử dụng thuyền qua sông, thiên tai, lụt lội xảy ra thường xuyên… nhưng với ý chí dám nghĩ dám làm, cùng sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương, tổ chức đoàn, anh Chung vay vốn ngân hàng và nguồn vốn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn quyết tâm đầu tư.

Bên cạnh trồng các loại cây ăn quả, anh Chung mạnh dạn nghiên cứu, đưa giống gà lai chọi từ Ninh Bình về nuôi, mở rộng quy mô. Tới nay, trang trại rộng 1 ha của anh đã có 300 gốc cam, bưởi cho thu hoạch, cùng với đó là hơn 1.000 con gà lai chọi mang hiệu quả kinh tế cao, thu về cho gia đình 150-170 triệu đồng/năm và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Tag: nuôi tôm biofloc

Tương tự anh Phan Văn Chung, sau nhiều năm làm việc tại Đà Nẵng, cách đây 6 năm (năm 2013), anh Phan Xuân Phương (SN 1981 ở thôn 6) trở về lập nghiệp tại quê hương. Mảnh đất đồi rộng 4ha do gia đình để lại được anh cải tạo trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi.

“Dù thu nhập chưa cao, nhưng sống và làm việc nơi quê cha đất tổ, gần gũi gia đình, anh em họ hàng, đồng thời cũng góp sức mình phát triển quê hương là động lực để tôi tiếp tục cố gắng mỗi ngày” – anh Phương chia sẻ.

Với những cố gắng, tâm huyết của mình, giờ đây, gia đình anh đã thu về khoảng 150 triệu đồng/năm từ 300 gốc cam, bưởi và 40 con trâu bò. Anh cho biết, cần kiên trì đầu tư, phát triển thêm một vài năm nữa mới có thể khai thác hết vùng đồi này. Được biết, hiện nay, anh đang triển khai đào ao để nuôi cá, vịt, hướng tới mô hình khép kín vườn, ao chuồng.

Sự mạnh dạn, tiên phong của những thanh niên đi đầu như anh Phan Văn Chung và Phan Xuân Phương là động lực, cảm hứng để nhiều thanh niên tiếp bước, làm giàu chân chính trên mảnh đất quê hương. Tag: bệnh trên tôm thẻ

Hiện nay, riêng trên địa bàn làng Địa Lợi có hơn 20 ĐVTN đang phát triển mô hình kinh tế vườn đồi, bước đầu mang lại hiệu quả, thu nhập cao. Không dừng lại ở đó, những người trẻ đầy tâm huyết này còn đang ấp ủ ý định thành lập CLB “Thanh niên lập nghiệp”, tạo nơi sinh hoạt, giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, hướng tới ổn định đầu ra và liên kết tạo dựng thương hiệu.

Phó Bí thư Huyện đoàn Hương Khê Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Phong trào thanh niên khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương đang phát triển mạnh, điển hình như các xã Hương Đô, Hương Trạch, Phúc Trạch… Nhiều thanh niên đã tận dụng được lợi thế của địa phương để sản xuất các sản phẩm cây ăn quả đặc sản, kết hợp chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Thời gian tới, đoàn thanh niên tiếp tục hỗ trợ tư vấn thủ tục pháp lý, vay vốn lãi suất thấp, hỗ trợ ngày công… đối với các mô hình kinh tế thanh niên, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”.

Nguồn: baohatinh.vn/khoi-nghiep/ao-xanh-khoi-nghiep-tren-lang-kinh-te-dia-loi/174056.htm