Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.

Vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó bản Nà Nong, vùng đất cằn cỗi từng làm nản lòng bao người nông dân ôm mộng làm giàu. Quanh năm một nắng hai sương “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng nhiều nông dân vẫn bị cái đói cái nghèo đeo bám. Đất dốc, bạc màu, trồng cây ngô không ra bắp, cây sắn không ra củ, khiến cuộc sống bao đời nay cảu bà con dân Nà Nong gặp khó khăn.


Ấy thế nhưng trên vùng đất khó ấy không làm nhụt chí làm giàu của anh nông dân Lò Văn Khuyên, một người nông dân dám nghĩ dám làm, đã biết cả khu đất cằn thành vườn cây ăn quả xanh tốt.

Chúng tôi đến thăm khu trang trại của anh Khuyên những ngày giữa tháng 5, nắng nóng như “cháy da cháy thịt”. Từ bản Nà Nong chúng tôi được anh Khuyên dẫn men theo con đường nhỏ, đi xe chừng 2 km lên khu trang.

Thật bất ngờ, giữa mênh mông những dãy đồi trọc lốc, nắng cháy ấy lại có một khu vườn cây ăn quả xanh tốt, tỏa bóng mát rượi. Bên trong được thiết bài bản, từng khu, từng khu khác nhau, nào là dãy ruộng trồng lúa, ao nuôi cá, chỗ nuôi bò nhốt chuồng, chỗ thả lợn mán chạy quanh đồi…


Dẫn chúng tôi thăm quan một vòng quanh khu trang trại, anh Khuyên ngừng lại, vén tay áo lâu mồ hôi trên trán và kể rằng: Anh lập gia đình năm 1996, ở với bố mẹ nên đất sản xuất bố mẹ giao cho tôi tiếp quản để trồng trọt phát triển kinh tế gia đình.

Nhiều năm liền, cứ đến mùa sắn trồng sắn, mùa ngô lại trồng ngô, mà hiệu quả kinh tế không khá hơn, đất thì ngày càng trở nên nghèo đi vì bạc màu, năng suất ngô, sắn ngày càng thấp, thậm chí số tiền bán ngô, bán sắn không đủ bù lại chi phí bỏ ra, khiến kinh tế của gia đình lâm vào khó khăn.


Anh Khuyên nghĩ bụng nếu cứ làm theo lối cũ thì mãi kinh tế gia đình cũng chẳng khá lên được. Sau nhiều ngày thức trắng đêm trăn trở tìm hướng đi mới, sao cho cải thiện được cuộc sống gia đình.

Anh Khuyên cho rằng, ở cái vùng đất cằn này chỉ có trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc là hợp lý nhất, nó cũng phù hợp với điều kiện của gia đình. Trong vô vàn cái khó thì ở vùng đất này có một điều rất thuận lợi là nguồn nước tự nhiên dồi dào, con suối nhỏ chảy qua khu đất của gia đình.


Nghĩ là làm, năm 2014, anh Khuyên chuyển toàn bộ khu đất đồi trồng ngô, trồng sắn sang trồng xoài ghép. Anh đầu tư ống nhựa kéo lên thượng nguồn con suối dẫn nước về trang trại phục vụ sản xuất.

Sẵn có nguồn nước anh thuê máy xúc đào luôn một cái ao để thả cá và làm cải tạo khu đất thành vài cái thửa ruộng trồng lúa, xung quanh bờ ao anh trồng chi chít cỏ voi nuôi bò. Vì cây, cỏ được tươi nước quanh năm nên lúc nào cũng xanh tốt.

Đến nay, khu đất rộng hơn 2 ha của anh Khuyên đã trở thành mô hình trang trại VAC, có ao nuôi cá, vườn cây ăn quả, chuồng nuôi bò, lợn... Năm 2017, vườn xoài của anh đã bắt đầu bói quả, cho thu hoạch vụ đầu tiên. Còn ao cá anh nuôi để phục vụ sinh hoạt gia đình, thi thoảng có khách đến hỏi mua anh bán cũng kiếm ra chút tiền. Hiện anh đang duy trì nuôi 8 con bò và 15 – 20 con lợn mán, mỗi năm xuất bán vài lứa cũng thu về vài chục triệu. Tag: máy sục khí

Anh Khuyên nói rằng, làm nông nghiệp thì ở đâu cũng vất vả giống nhau, nhưng làm theo mô hình trang trại có cái hay riêng là mình tập trung làm một chỗ, hạn chế sự phân tán ra nhiều chỗ nên mạng lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thấy mô hình kinh tế trang trại của anh Khuyên đem lại hiệu quả tốt, bà con dân Nà Nong dần bắt trước làm theo, mở ra cách làm mới cho bà con dân bản thoát nghèo.

Anh Khuyên chia sẻ: Thời gian tới anh sẽ tiếp tục phát triển mở rộng mô hình, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng hệ thống tưới tự động, để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hạn chế sức lao động.

Mường La: Mỗi ngày bỏ túi 6 triệu nhờ bán xoài sang Trung Quốc

Mới vào vụ thu hoạch nhưng bà con nông dân trồng xoài ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã vô cùng phấn khởi vì năm nay xoài được xuất khẩu với sản lượng cao và được giá. Mỗi ngày có hàng chục tấn xoài được thu mua xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê, từ đầu vụ đến nay, sản phẩm xoài trên địa bàn huyện Mường La đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với sản lượng đạt gần 200 tấn, chủ yếu là xoài tượng da xanh. Giá thu mua tại vườn hiện dao động từ 11.000 đồng – 13.000 đồng/kg nên bà con rất phấn khởi.

Vào Mường La những ngày này, hình ảnh dễ bắt gặp nhất là những chiếc xe thồ chở đầy ắp những sọt xoài tấp nập ngược xuôi. Trên các nương, vườn xoài tiếng cười nói của bà con rôm rả, nhộn nhịp. Nông dân trồng xoài ở huyện Mường La luôn tất bật từ sáng tới chiều với công việc thu hái xoài, vận chuyển đi tiêu thụ.

Khác với mọi năm, đầu ra luôn là nỗi lo của người nông dân, cùng với điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, thì năm nay hầu hết sản phẩm xoài trên địa bàn huyện Mường La đã có HTX, doanh nghiệp đứng ra thu mua với giá ổn định tại vườn từ 12.000 đồng trở lên.

Được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Mường La đang có 3 HTX (HTX Đoàn Kết; HTX Hưng Thịnh; HTX Đảo Ngọc) đứng ra liên kết, ký hợp đồng với 3 doanh nghiệp (Công ty Rau sạch Việt Nam - Hà Nội; Công ty Cánh đồng vàng - Lạng Sơn; Công ty Rau quả sạch Miền Nam - TP Hồ Chí Minh) tiến hành thu mua, sơ chế, đóng gói tại chỗ phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hơn một tuần nay, vợ chồng ông Lò Văn Hổn, ở tiểu khu II, Mường Bú (Mường La) lúc nào cũng phải thức dậy từ rất sớm để lên vườn xoài hái quả chở xuống bán cho các điểm thu mua xoài xuất khẩu. Với 3 ha xoài cổ thụ ghép từ năm 2016, 2 năm nay, năm nào gia đình ông Hổn cũng trúng mùa xoài, mỗi cây có thể cho tới vài tạ quả. Ước tính sản lượng vụ xoài năm nay gia đình ông thu hoạch cũng được trên vài chục tấn.

"Tranh thủ thời tiết thuận lợi, mỗi ngày tôi thuê 1 – 2 lao động địa phương để giúp gia đình hái xoài, vì hầu hết vườn xoài nằm trên các sườn đồi dốc, ô tô không vào được tận nơi, còn tôi thì chuyên chạy xe máy chở xoài đi bán. Trung bình mỗi ngày gia đình tôi bán được hơn nửa tấn xoài với giá 12.000 đồng/kg, ước tính mỗi ngày thu được 6 triệu đồng tiền bán xoài", ông Hổn cho hay. Tag: máy sục khí nuôi tôm

Cũng giống như gia đình ông Hổn, hầu hết nông dân trồng xoài ở Mường La đang tập trung thu hoạch xoài. Mỗi hộ gia đình trồng xoài đều thuê từ 1 – 2 lao động địa phương và được trả công từ 100.000 – 200.000 đồng/người/ngày. Khác với mọi năm, người dân chủ yếu bán cho các thương lái tự do, thì năm nay hầu hết nông dân trồng xoài đều bán sản phẩm xoài cho các HTX, doanh nghiệp để xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La, cho biết: Hiện huyện Mường La có trên 1.600 ha xoài, gồm xoài hôi và xoài ghép.

Trong đó, 1.200 ha đang cho quả, tập trung chủ yếu ở 6 xã (xã Mường Bú, Tạ Bú, thị trấn Ít Ong, Pi Tong, Chiềng Hoa, Mường Chùm…), sản lượng ước đạt khoảng 3.000 tấn. Nếu như năm 2018, sản phẩm xoài ở Mường La mới xuất khẩu chào hàng được 20 tấn xoài tượng da xanh theo đường chính ngạnh, còn lại chủ yếu theo đường tiểu ngạch thì sang năm 2019, sản phẩm xoài xuất khẩu theo đường chính ngạch đang tăng mạnh về số lượng và chất lương, đến nay đã xuất khẩu gần 200 tấn theo đường chính ngạch và việc thu mua để xuất khẩu vẫn đang được duy trì.

Theo ông Tâm, những năm qua thực hiện chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Mường La đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân, trong đó cây xoài đang mang lại hiệu quả tích cực.

Huyện cũng phối hợp với các ngành chuyên môn hướng dẫn các hộ nông dân, hợp tác xã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, xây dựng dựng vùng trồng xoài sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tag: máy sục khí oxy

Nguồn: thoidai.com.vn/o-noi-nay-dan-van-vat-dat-cho-an-da-ga-an-soi-ra-thu-nhap-tot-78111.html