Những thảo luận chuyên nghiệp trong ngành chăn nuôi gia cầm về tác động của ánh sáng đối với hiện tượng cắn mổ ăn thịt đồng loại, chấn thương xương và nằm chất đống gia cầm.


Danielle Botting, DVM. MPH, bác sĩ thú y về mảng kỹ thuật Hy-Line Bắc Mỹ, LLC đã thảo luận về tác động của ánh sáng đối với phúc lợi động vật tại Hội thảo Sản xuất, Phúc lợi và an toàn sinh học 2018 ở Nashville, Tennessee, được tổ chức vào ngày 18 tháng 9.

Ánh sáng tác động đến hành vi cắn mổ nhau, ăn thịt đồng loại, chấn thương xương và nằm chất đống ở gia cầm, đây là mối quan tâm lo ngại hàng đầu về phúc lợi động vật đối với gia cầm.

Hành vi ăn thịt đồng loại và cắn mổ nhau

Ăn thịt đồng loại và cắn mổ nhau là vấn đề phúc lợi động vật số một có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, và vấn đề này phổ biến ở các chuồng nuôi không có lồng và chuồng nuôi kiểu enriched colonies.

Hầu hết các con gà đều có xu hướng hung hăng và ăn thịt đồng loại ở mức độ nào đó do sinh lý tự nhiên nhưng nó cũng có thể liên quan đến các nguyên nhân khác. Ví dụ như sự tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, khẩu phần thiếu muối, không gian làm tổ không đủ, mật độ nuôi cao, thông gió không đầy đủ, chưa loại bỏ những con chết trong chuồng và thao tác cắt mỏ kém đều có thể gây ra hiện tượng cắn mổ và ăn thịt nhau. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

Botting cho thấy việc làm giảm cường độ ánh sáng như là một phương pháp hiệu quả để giảm hiện tượng ăn thịt đồng loại. “Ánh sáng sẽ không tác động đến mọi thứ, nhưng nó sẽ là một công cụ có thể được sử dụng”, cô nói.

Sử dụng bóng đen là một lựa chọn được đưa ra. Nên duy trì ánh sáng mờ đồng nhất của các bóng đèn trong chuồng nuôi gà. Khi lựa chọn sự thay đổi ánh sáng này thì cần phải thực hiện đánh giá đàn sau khi thực hiện.

Các giải pháp khác để hạn chế ăn thịt đồng loại đó là tăng muối trong khẩu phần ăn của gia cầm và thường xuyên kiểm tra loại bỏ con chết và cải thiện thao tác cắt mỏ cho những đàn về sau.

Vấn đề về xương

Các chấn thương xương bao gồm gãy xương cánh, xương chân và xương keel. Những vấn đề này có thể là kết quả từ gia cầm bị mắc kẹt vào lồng nuôi.

Trong môi trường nuôi không có lồng nhốt, các nhà sản xuất có thể thấy sự gia tăng các chấn thương liên quan đến các tai nạn do gà bay hoặc đậu.

Các chấn thương khác về xương có thể do nhân viên quản lý không tốt

Đối với các hệ thống không có lồng nhốt, sử dụng các kiểu ánh sáng khác nhau để huấn luyện gà di chuyển lên và xuống. Phương pháp này thành công khi chúng ta thực hiện bắt đầu từ từ tắt đèn. Chúng ta cũng có thể giữ cho ánh sáng sáng hơn ở lối đi giữa và phía trước thức ăn/ nước, khu vực đậu, trong khi vẫn giữ các khu vực làm tổ sẫm màu hơn. Tag: bệnh trên tôm sú

Hiện tượng gà nằm chồng chất lên nhau

Hiện tượng gà chồng nằm chất lên nhau cũng giống như ăn thịt đồng loại. Nó có thể là kết quả của thể trạng kém của gà mái tơ. Nó cũng có thể là kết quả của sự căng thẳng do thời tiết, cấu trúc chuồng nuôi, không gian làm tổ không đầy đủ, mật độ nuôi cao và thông gió không đầy đủ.

Để sử dụng thành công ánh sáng như một công cụ quản lý việc nằm chồng chất lên nhau thì các nhà sản xuất nên sử dụng chế độ ánh sáng lúc bình minh hay hoàng hôn để giảm căng thẳng cho gà.

Sử dụng các mức độ ánh sáng khác nhau

Sử dụng các mức độ sáng khác nhau trong chuồng nuôi có thể khuyến khích một số hành vi nhất định. Ví dụ, các khu vực sáng hơn ở sào gà bay đậu ban ngày, khu vực bóng tối ở nơi làm tổ sẽ giúp giảm hiện tượng ăn thịt đồng loại.

Đối với các mức độ ánh sáng khác nhau để thực hiện thành công thì nhân viên phải được huấn luyện để phát hiện các vấn đề sức khỏe, tổn thương và những con chết trong đàn. Tag: bệnh thường gặp trên tôm sú

Botting nhấn mạnh rằng mọi hoạt động phải có đồng hồ đo ánh sáng cơ bản để xác định những con gia cầm cảm thấy cường độ ánh sáng nào thoải mái. Các phương pháp đo ánh sáng nên được thực hiện ở cấp độ gia cầm ở các khu vực khác nhau của hệ thống chuồng nuôi.

Nguồn: 2lua.vn/article/tac-dong-cua-anh-sang-doi-voi-hien-tuong-can-mo-an-thit-dong-loai-chan-thuong-xuong-5c9055bd425cc52c051825a6.html