Sùi mào gà còn được gọi với cái tên là bệnh mồng gà, thuộc trong nhóm bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục. Sùi mào gà có biểu hiện khá phức tạp và không phải ai cũng nắm rõ được vấn đề này. Một trong những thắc mắc của không ít bệnh nhân chính là sùi mào gà có đau không?

Con đường lây truyền bệnh sùi mào gà

Các bác sỹ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, sùi mào gà do một loại tác nhân được biết đến với tên Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Chúng có thể xâm nhập và gây bệnh trên cơ thể thông qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể là:

+ Qua quan hệ tình dục không được bảo vệ: Sùi mào gà chủ yếu lây truyền thông qua con đường này. Một người khỏe mạnh sẽ nhiễm phải bệnh nếu quan hệ đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn với người đã bị nhiễm.

+ Lây truyền từ mẹ sang con: Nữ giới mắc bệnh bệnh sùi mào gà trong thời kỳ mang thai có thể lây cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ thông qua cuống rốn, nước ối hoặc lúc chuyển dạ.

+ Qua tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với dịch chảy ra từ các mụn sùi: Các bác sỹ cho biết, HPV tồn tại cả trong dịch mủ chảy ra từ các mụn sùi mào gà bị vỡ nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần lót,…) hoặc vô tình cọ vào vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc lây nhiễm thông qua con đường này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca dương tính với sùi mào gà.

Sùi mào gà có đau không?

Không ít người thắc mắc, sùi mào gà có đau không? Theo các bác sỹ, ngay khi từ thời điểm nhiễm phải HPV, chúng sẽ không gây ra triệu chứng ngay, giai đoạn này được gọi là thời gian ủ bệnh. Thời gian có thể kéo dài từ 2 – 9 tháng. Thời gian ủ bệnh nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của mỗi người. Nếu khả năng miễn dịch tốt, sẽ mất một khoảng thời gian rất dài để triệu chứng bệnh bắt đầu bộc phát và ngược lại.

Kết thúc giai đoạn ủ bệnh là lúc triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Trên vùng sinh dục, miệng hoặc hậu môn sẽ xuất hiện các mụn sùi nhỏ, ban đầu không ngứa không đau. Nhưng về sau, mụn sùi lớn dần lên, bề mặt ẩm ướt, ấn vào thấy có mủ chảy ra, dễ bị chảy máu, tổn thương và đặc biệt là có cảm giác đau đớn. Các nốt mụn sẽ mọc nhiều dần lên và liên kết với nhau thành các mảng to có đường kính khoảng vài cm, trông giống như mào của con gà.

Ở nam giới, sùi mào gà có thể lan ra xung quanh cơ quan sinh dục như vùng dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu, các nếp gấp bẹn,… Còn đối với phụ nữ, các biểu hiện thường là trên môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu, tầng sinh môn, màng trinh, cổ tử cung… Chỉ cần có sang chấn, khi quan hệ tình dục hay các tiếp xúc khác, các nốt, mảng sùi mào gà rất dễ bị trầy xước gây chảy máu, là điều kiện rất dễ để dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, tổn thương và gây đau đớn cho người. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến bội nhiễm khiến khối sùi viêm loét nặng, hôi thối khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sút cân, đau rát khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục.

Ngoài việc đau ở vùng sinh dục, nếu sùi mào gà xuất hiện ở miệng (khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng) có thể gây đau ở miệng họng, nếu sùi mào gà xuất hiện ở hậu môn (khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn) có thể gây đau ở hậu môn.

Những đau đớn do bệnh gây ra là rất khó chịu và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh tình trạng viêm loét, người bị sùi mào gà còn là nguồn gây bệnh cho những người xung quanh. Đặc biệt nếu như nhiễm HPV tuýp 16, 18 bệnh có thể phát triển thành ung thư (ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng) nếu như không can thiệp hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.
Bởi vậy, các bác sỹ khuyến cáo rằng khi thấy mình có những dấu hiệu nghi ngờ sùi mào gà, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể hơn, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng, nghĩa là dựa trên thăm hỏi về tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh và quan sát triệu chứng. Các bác sỹ cũng sẽ tiến hành lấy mẫu biểu mô, mẫu dịch để đem đi xét nghiệm sự hiện diện của virus gây bệnh sùi mào gà.

Điều trị sùi mào gà bằng cách nào?

Hiện nay, sùi mào gà hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu tiêu diệt virus. Chính vì thế mà đối với việc điều trị bệnh sùi mào gà các bác sĩ sẽ áp dụng những thủ thuật nhằm tác động trực tiếp vào vị trí xuất hiện mụn sùi giúp giảm thiểu những thương tổn, tiêu diệt những tế bào mầm gây u nhú và hạn chế được nguy cơ sùi mào gà tái phát.

Đối với việc điều trị bệnh sùi mào gà, các bác sỹ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đang áp dụng điều trị bằng kỹ thuật mới hiện đại nhất hiện nay, được gọi là kỹ thuật “kích hoạt miễn dịch DNA”. Cụ thể, với phương pháp này, sau khi thăm khám và tiến hành gây tê vùng tổn thương do virus sùi mào gà gây ra, các bác sỹ sẽ sử dụng kỹ thuật sóng cao tần của Mỹ để loại bỏ những u nhú đã mọc và chuẩn bị mọc, làm giảm triệu chứng và ức chế sự phát triển của virus HPV mà không gây đau đớn, không ảnh hưởng tới các vùng lân cận, không để lại sẹo xấu như các phương pháp đốt khác. Để đảm bảo sức khỏe và điều trị triệt để bệnh sùi mào gà, bệnh nhân còn được điều trị kết hợp thuốc Đông y giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự tái phát của bệnh.

Bên cạnh đó, kết thúc điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý quan hệ tình dục chung thủy với một vợ, một chồng. Tránh quan hệ tình dục với những người mà bạn không biết rõ về tình trạng sức khỏe của họ. Tốt nhất, luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ. Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh.